Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những người không nên ăn nhiều VẢI kẻo rước họa vào thân

Vải là một loại quả mọng nước, có vị ngọt, giải khát tốt trong mùa hè, và giàu chất dinh dưỡng. Thế nhưng, những người dưới đây tuyệt đối không được ăn nhiều vải thiều.

Cây vải có quê hương ở Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, từ một cây vải cách đây khoảng gần 200 năm, đến nay trên toàn huyện có rất nhiều giống vải khác nhau, với các đặc điểm sinh học, nông học cũng như chất lượng khác nhau.

Quả vải là loại trái cây phổ biến, được yêu thích trong mùa hè. Theo các nghiên cứu khoa học, vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2,... vì vậy, vải thiều còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cứ tưởng, loại hoa quả này lành tính, có thể ăn thoải mái với số lượng tùy thích, thế nhưng, trong vải lại chứa nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều một lượng lớn vải tươi một lúc có thể khiến lượng lớn đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Vì vậy, với một số đối tượng không nên ăn nhiều vải thiều.

1. Tác hại khi ăn vải sai cách

Theo nghiên cứu, trong 100g vải có tới 16g fructose. Fructose cần phải được chuyển hóa thành glucose thì cơ thể mới sử dụng được và việc này do gan phụ trách. Khi ăn quá nhiều vải, fructose tích tụ, cơ thể phải sản sinh lượng insulin tương xứng để phân giải đường. Nhưng chất mà insulin phân hủy được lại không phải sự phân hủy của fructose mà là glucose. Đó chính là nguyên nhân ăn nhiều vải khi đói sẽ làm hạ đường huyết. Ăn vải khi đói có thể bị hạ đường huyết, tức là giảm lượng đường glucose cần thiết trong máu.

Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, ăn vải không đúng cách còn có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra, vải gây ra phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt...

Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự cân bằng của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường.

2. Một số đối tượng không nên ăn nhiều vải thiều

- Người nóng máu

Vải vốn nổi tiếng là loại quả có tính nóng vì thế khi ăn nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng. Khi cơ thể bị nóng trong, ăn vải thiều sẽ khiến mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện, thậm chí sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

Bên cạnh đó, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người mắc bệnh có đờm, thủy đậu, chắp lẹo ở mắt… cũng nên hạn chế tối đa ăn vải. Những người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc.

- Người thừa cân

Quả vải mọng nước, có vị ngọt, giải khát tốt trong mùa hè nên đây là lựa chọn của rất nhiều người. Do những người thừa cân thường có xu hướng ăn nhiều, mà quả vải lại rất dễ ăn nên họ khó có thể kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể. Vì vậy, nếu muốn giảm cân thì bạn không nên ăn nhiều vãi.

- Người tiểu đường

Vải không phải là một loại hoa quả được khuyến khích cho người tiểu đường sử dụng. Bởi vì, trong quả vải chứa lượng đường rất cao, trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% - đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái.

Vì vậy, người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose làm lượng đường trong máu tăng cao bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến những người mắc bệnh tiểu đường.

- Trẻ em

Vải là một loại quả khá dễ ăn, lại có tác dụng chữa nhiều bệnh. Thế nhưng, nếu ăn quá nhiều vài cùng lúc, có thể gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng.

Đặc biệt, đối với trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu, không nên cho bé ăn quá nhiều vải khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).

- Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai thường rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân. Lượng đường trong vải rất cao vì vậy thai phụ nên ăn với số lượng ít. Ngoài ra, quả vải còn có tính nóng nên dễ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn, nôn…

3. Những lưu ý khi ăn vải

- Không ăn quá nhiều cùng một lúc

Đối với người lớn, mỗi lần ăn vải không nên nhiều hơn 10 quả, còn trẻ nhỏ chỉ nên cho ăn 4 - 5 quả/lần.

Ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt...

- Trước khi ăn vải nên uống nước muối

Nên uống chút nước muối, trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc, uống nước canh xương… trước khi ăn vãi, làm như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

- Ăn luôn lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị nóng trong người. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Hà Thanh

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-nguoi-khong-nen-an-nhieu-vai-keo-ruoc-hoa-vao-than-727846.html)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY