Bệnh động mạch vành thường do xơ vữa ở thành động mạch vành và chỉ một số ít do những nguyên nhân khác. Dù đã được nghiên cứu rất nhiều, nhưng cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Có 3 giả thuyết đã được đưa ra về cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch, trong đó giả thuyết về tổn thương thành động mạch vành được chấp nhận nhiều nhất.
Phó Giám đốc Bệnh viện,
Giám đốc Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Trong giả thuyết này có nhiều yếu tố tham gia để gây tổn thương thành động mạch vành và ngay sau đó là tiến trình tạo ra mảng xơ vữa động mạch. Ngoài ra còn các yếu tố như tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, tuổi cao, béo phì, hút Thu*c lá, chế độ ăn không tốt, gen di truyền của gia đình cũng làm tổn thương thành động mạch. Tình trạng mỡ trong máu cao (đặc biệt là loại mỡ “xấu”) sẽ làm cho mỡ đi vào trong thành mạch nhiều (qua những chỗ bị tổn thương) và cuối cùng là gây ra xơ vữa động mạch.
Mảng xơ vữa trong thành động mạch vành sẽ lớn dần lên theo năm tháng và dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc lòng động mạch. Nếu xơ vữa động mạch xuất hiện ở hệ thống động mạch vành sẽ gây ra bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim), xuất hiện ở hệ thống động mạch não sẽ gây bệnh động mạch não (thiếu máu não, đột quỵ), còn nếu xuất hiện ở động mạch ngoại biên sẽ gây ra bệnh động mạch ngoại biên (thiếu máu chi, đau cách hồi, hoại tử chi).
Như vậy, chúng ta chỉ có những giả thuyết về sự hình thành mảng xơ vữa động mạch, còn một tiến trình chắc chắn chưa được khẳng định. Chính vì vậy chúng ta chỉ chẩn đoán một số yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Khoa học đã xác nhận được nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành và đã phân loại chúng thành 2 nhóm: Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được và yếu tố nguy cơ không điều chỉnh được.
Ảnh minh họa.
Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được là những yếu tố chúng ta có thể điều chỉnh, có thể tác động điều trị để làm “triệt tiêu” những yếu tố nguy cơ này. Các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút Thu*c lá, béo phì, thiếu vận động thể lực, chế độ ăn không tốt. Các yếu tố nguy cơ không thể tác động được bao gồm: giới tính, tuổi, yếu tố gia đình có người bị mắc bệnh động mạch vành sớm. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm và chứng minh thêm những yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.
Những người có cùng lúc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành trong cùng một thời điểm, như vừa có đái tháo đường, vừa có tăng huyết áp, lại có thêm rối loạn mỡ trong máu. Điều này làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và Tu vong do bệnh sẽ tăng lên nhiều lần khi có “hội tụ” nhiều yếu tố nguy cơ bệnh. Sự gia tăng nguy cơ này có thể theo quy luật cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng.
Điều chỉnh yếu tố nguy cơ để giảm thiểu biến cố
Mỹ là quốc gia được xếp vào nhóm có người bị bệnh động mạch vành và Tu vong do bệnh cao nhất vào thập niên 1960-1970. Tuy nhiên ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh và Tu vong do bệnh đã giảm 50% so với những thập niên trên. Kết quả khả quan này có được nhờ quốc gia này đã tác động mạnh vào việc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành. Như vậy, việc phòng bệnh động mạch vành đã mang lại hiệu quả tốt.
Hiện nay chúng ta có nhiều loại Thu*c tốt và nhiều hướng về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp để có thể đưa mức huyết áp về trị số mục tiêu. Kết quả nghiên cứu trên hơn 1,7 triệu người đã cho thấy, nếu chúng ta điều trị đưa mức huyết áp xuống được 2 mmHg đã có thể làm giảm được nguy cơ Tu vong do bệnh động mạch vành tới 7%. Như vậy, ở người bệnh tăng huyết áp, chúng ta chỉ cần giảm huyết áp khoảng 15-20 mmHg đã có thể giảm được 50% nguy cơ bị Tu vong do bệnh động mạch vành. Việc điều chỉnh rối loạn mỡ trong máu, điều chỉnh đái tháo đường bằng các loại Thu*c thích hợp cũng mang lại được những hiệu quả tương tự như hiệu quả của điều trị tăng huyết áp.
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được lợi ích khi cải thiện những yếu tố nguy cơ có thể tác động được khác như hút Thu*c lá, béo phì, chế độ hoạt động thể lực, chế độ ăn uống. Việc điều chỉnh những yếu tố nguy cơ này tùy thuộc nhiều vào “ý chí” của người bệnh. Vai trò người thầy Thu*c rất quan trọng trong việc giải thích và thuyết phục người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống, chế độ luyện tập, bỏ hút Thu*c lá, giảm cân nặng.
Dù chưa tìm ra được nguyên nhân đích thực và chưa có một cơ chế chắc chắn về sinh bệnh học của bệnh động mạch vành, nhưng chúng ta đã tìm ra và có đủ minh chứng cho những yếu tố khiến con người dễ mắc và Tu vong do bệnh động mạch vành. Tích cực và quyết liệt tác động, điều chỉnh những yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để giảm thiểu số người mắc bệnh và Tu vong do bệnh là điều phải làm và đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta.
GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Chủ đề liên quan:
bệnh động mạch vành bệnh viện đại học y động mạch vành ĐTTCO Dược TPHCM GS.TS.BS mỡ trong máu tăng huyết áp xơ vữa động mạch