Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những tác hại nguy hiểm khi uống nước lạnh trong thời tiết nắng nóng

Rất nhiều người có thói quen uống nước lạnh khi cảm thấy khát, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, uống nước lạnh lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khỏe không phải ai cũng biết.

Thời tiết nắng nóng, rất nhiều người có thói quen uống nước đá (nước lạnh) để thỏa mãn cơn khát, giúp xua tan cơn nóng bức trong người. tuy nhiên, uống nước đá không những không làm bớt khát mà còn không hề tốt đối với cơ thể.

Theo Healthline, uống nước đá, các phân tử nước trong nước lúc đó đang tích hợp lại sẽ rất khó thấm vào tế bào, nên dù có uống nước lạnh thì cơ thể vẫn rất khát.

Với người có thể trạng khỏe mạnh, uống nước lạnh có thể giúp cơ thể sảng khoái nhưng đối với người mới cảm mạo, say nắng, mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được có thể làm tăng nguy cơ sốt.

Uống nước đá lạnh không tốt cho sức khỏe. ảnh: tl

Khi uống nước đá, hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng của hệ tiêu hóa để tạo ra năng lượng bị hạn chế. điều này có thể dẫn đến mất nước. ngoài ra, nước đá sẽ làm các mạch máu co lại, cản trở tiêu hóa và không cho phép chúng hoạt động đúng. những vấn đề thường gặp khi uống nước lạnh là đau bụng, buồn nôn, dạ dày khó chịu.

Đối với trẻ nhỏ: khi uống nước lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho… hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột…

Đối với phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt: uống nhiều nước lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức.

Đối với phụ nữ mang thai và người già: Hệ tiêu hóa bị giảm sút khi uống nước lạnh. Nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột.

Trẻ nhỏ uống nước lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho…

Đối với người bình thường, khi vừa mới vận động xong không nên uống nước lạnh bởi vì cơ thể đang có rất nhiều nhiệt được tạo ra, nếu uống nước đá lạnh có thể gây sốc nhiệt và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Uống nước đá lạnh ngay sau bữa ăn, nó có thể tạo ra chất nhầy dư thừa bên trong cơ thể. điều này làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị bệnh hơn. các vấn đề thường gặp do uống nước lạnh bao gồm sổ mũi, ho, cảm lạnh, đau họng...

Nhiều người cho rằng uống nước đá lạnh có thể khiến cơ thể làm việc nhiều hơn, do đó đốt cháy nhiều calo hơn. tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. thực tế, nhiệt độ lạnh trong cơ thể khiến chất béo cứng lại và tắc nghẽn, khiến cơ thể khó đốt cháy chúng dẫn đến tăng cân.

Uống nước đá còn gây tác động và kích thích dây thần kinh phế vị - một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nhịp tim sẽ bị suy giảm.

Thay vì uống nước lạnh hãy uống nước ấm để bù nước cho cơ thể.

Uống nước ở nhiệt độ bình thường làm kích thích quá trình tiêu hóa, nhưng uống nước đá lạnh có thể gây táo bón. uống nước lạnh khi ăn làm cho thức ăn co lại vì lạnh, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, tiêu hóa của dạ dày, ruột, gây ra táo bón.

Kem hoặc kem đá khi dùng cũng có thể có tác dụng tương tự như nước đá lạnh. điều này sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu.

Uống nước đá lạnh có thể làm cơ thể cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của cơ thể về lâu dài. điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng.

Do đó, để giải khát và làm mát cơ thể khi thời tiết nóng bức có thể uống nước mát khoảng 8 - 15 độ C, nước đun sôi để nguội, nước cam, chanh, mía, dừa...và nên uống từ từ.

Thay vì uống nước đá hay nước lạnh nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27- 41 độ c. trong nước uống ấm, đơn phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất. nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng.

Theo Thời đại Plus

Link bài gốc Lấy link

http://thoidaisuckhoe.click.vn/nhung-tac-hai-nguy-hiem-khi-uong-nuoc-lanh-trong-thoi-tiet-nang-nong-d310300.html

Theo Thời đại Plus

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-tac-hai-nguy-hiem-khi-uong-nuoc-lanh-trong-thoi-tiet-nang-nong/20220902024851011)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Những cuộc đi chơi dã ngoại, bóng chuyền bãi biển và sỏi thận có điểm gì chung? Chúng đều phổ biến hơn vào mùa hè.
  • Cháu không cảm thấy mót tiểu, nước tiểu ít mặc dù cháu uống nước nhiều. Không biết đây là bệnh gì?
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY