Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nụ hoa tam thất có xứng là thần dược của thiên nhiên?

Nụ hoa tam thất có màu xanh lục hơi nhạt, vị ngọt tính mát, chứa hoạt chất nhân sâm rb1 rb2 giúp ổn định huyết áp, an thần, bổ huyết và nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Nụ hoa tam thất có đường kính khoảng 4-6cm và có màu xanh lục hơi nhạt

Giảm chứng mất ngủ

Trong nụ hoa tam thất có chứa saponin ginsenoid thuộc nhóm rb, giúp an thần, cải thiện tình trạng mất ngủ, công dụng của hoạt chất này chủ yếu là hỗ trợ ức chế khu thần kinh trung ương, làm tăng lưu thông tuần hoàn máu sẽ hỗ trợ được hiệu quả trong việc đẩy lùi bệnh khó ngủ, an thần.

Phòng tránh các bệnh về tim mạch và huyết áp

Chất noto ginsenosid trong nụ hoa tam thất có tác dụng hỗ trợ giãn mạch, phòng tránh được bệnh xơ vữa động mạch. những hoạt chất này khi hấp thụ vào cơ thể sẽ hỗ trợ giảm lượng homocysteine ở trong máu rất tốt cho người bị bệnh tim mạch, lưu thông khí huyết, giảm tắc mạch máu, giúp tim mạch luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt. ngoài ra nụ hoa tam thất là thảo dược thuộc họ nhà sâm, nên có tính mát, có tác dụng giảm huyết áp.

Tốt cho gan

Nụ hoa tam thất có vị ngọt, tính mát rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên rất tốt với người gan nhiễm mỡ.

Tốt cho người tiểu đường

Trong nụ hoa tam thất có chứa hoạt chất gs4 hỗ trợ làm giảm quá trình hấp thu đường ở ruột; hỗ trợ tăng men sử dụng đường ở mô cơ; đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, hỗ trợ giảm cholesterol, giảm lipid trong máu và trong gan, nhờ đó vừa hỗ trợ hạ đường huyết vừa ổn định đường huyết.

Giảm mỡ máu

Các thành phần trong nụ hoa tam thất giúp giải độc tố, giảm mỡ máu; bổ sung vi chất giúp người uống đều hàng ngày sẽ duy trì công thức máu ở mức tốt nhất.

Hỗ trợ giảm cân

Nụ hoa tam thất giúp hỗ trợ điều hòa, làm giảm lượng cholesterol trong máu, đồng thời cân bằng lượng mỡ trong cơ thể không vượt mức quá cho phép khiến cơ thể bị béo phì. uống nụ hoa tam thất đều đặn mỗi ngày cũng sẽ giúp cơ thể được trao đổi chất tốt hơn, thanh lọc cơ thể, từ đó giúp quá trình giảm cân được tốt hơn.

Lưu ý: Những người đang đến chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ đang mang thai, người huyết áp thấp không nên dùng hoa tam thất. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng.

Theo Đồng Hoa/Petrotimes

Link bài gốc Lấy link

https://dulich.petrotimes.vn/nu-hoa-tam-that-co-xung-la-than-duoc-cua-thien-nhien-615174.html

Theo Đồng Hoa/Petrotimes

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nu-hoa-tam-that-co-xung-la-than-duoc-cua-thien-nhien/20210625110458737)

Tin cùng nội dung

  • Viagra được coi là thần dược đối với cuộc sống gối chăn của nhiều người, đồng thời cũng là lựa chọn đầu tay trong việc điều trị chứng rối loạn cương dương.
  • Với nhiều đàn ông, sức khỏe S*nh l* rất quan trọng, họ luôn tìm cách để tăng sức mạnh, trong đó có dùng nhân sâm, tam thất. Một số người cho biết, sau khi sử dụng nhân sâm, tam thất quá nhiều lại dẫn đến liệt dương.
  • Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ ví trái gấc là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe.
  • Cà tím là loại quả quen thuộc với chúng ta, nó không những là món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh kì diệu.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Sừng tê giác là sừng con tê ngưu, nó mọc ở ngoài da khác với những động vật có sừng khác là sừng mọc trong xương.
  • Từ những nghiên cứu đã được chứng minh, 2 loại thực phẩm trên được ví như thần dược trị yếu S*nh l* nam rất hiệu quả.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Nhiều người từng nghĩ cao hổ có thể chữa được bệnh đau xương, song Lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo, vì sức khoẻ của chính người dân, đừng sử dụng cao hổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY