Số liệu từ cục hàng không cho thấy, hiện nay, cả nước có 22 sân bay nội địa và quốc tế. theo quy hoạch phát triển sân bay tới năm 2020, định hướng 2030 đã được thủ tướng phê duyệt vào năm 2018, năm 2030 sẽ có 28 sân bay. với quy hoạch mới này, số lượng sân bay trên cả nước đến năm 2050 là 30 sân bay.
Dựa trên đề án quy hoạch này, trong vài năm gần đây, nhiều tỉnh, địa phương, thành phố ồ ạt xin phép xây dựng sân bay mới. một số địa phương dù chưa có nền kinh tế mạnh như quảng trị, đắk lắk, ninh bình... cũng đang có dự định xây dựng sân bay riêng.
Trao đổi với pv báo nhà báo và công luậ, ts.kts trần minh tùng, trưởng bộ môn kiến trúc dân dụng, khoa kiến trúc và quy hoạch, trường đại học xây dựng cho rằng việc các tỉnh ồ ạt đề xuất xây dựng sân bay như vậy là lãng phí.
Ông tùng đánh giá: xây dựng sân bay là điều cần thiết cho việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
Về mặt lý thuyết, đường hàng không được xem phương tiện có tốc độ di chuyển nhanh. Nếu có chiến tranh xảy ra, hàng không được xem là phương tiện ứng cứu kịp thời.
Trong thời bình, đường hàng không là phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa nhanh nhất, có thể giúp địa phương phát triển kinh tế, nhất là ngành du lịch.
Tuy nhiên, trên thực tế trong số các sân bay hiện có của nước ta thì chỉ có số ít sân bay có lãi trong đó có nội bài, tân sơn nhất. các sân bay còn lại hầu như không có lãi.
Ví dụ, vào năm 2019, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết hơn 70% cảng hàng không phải bù lỗ, các cảng hàng không Vinh, Tuy Hòa, Cần Thơ mỗi năm lỗ 80 tỷ - 90 tỷ đồng.
Trong khi đó, các cảng Đồng Hới, Phú Quốc, Phù Cát, Thọ Xuân;... lỗ ít hơn, nhưng cũng dao động trong khoảng 40 tỷ - 60 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không có lãi lớn nhất lên tới 4.500 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so vưới cảng hàng không đứng thứ 2 là Nội bài với 1.800 tỷ đồng.
Ts.kts trần minh tùng nhận xét: trên phương diện một doanh nghiệp làm kinh doanh, những sân bay không có lãi đó là một bài toán cực kỳ nặng khi đầu tư. hầu hết, chúng ta dùng tiền của nhà nước để đầu tư dẫn đến đang lãng phí số lượng lớn tiền tạo ra sân bay không có lợi nhuận.
“các tình ồ ạt xin xây dựng sân bay, lãi chẳng thấy đâu chỉ thấy đi bù lỗ. nếu tính hiệu quả kinh tế thì việc ồ ạt xây dựng thêm sân bay hiện không ổn, bởi máy bay thường dành cho người có tiền, còn người bình thường sẽ chọn cách đi ô tô cho rẻ”, ông tùng cho biết.
Vì thế, theo ý kiến của vị chuyên gia này, chính phủ, bộ giao thông - vận tải phải tách bạch giữa hai mục đích: thứ nhất là sân bay chính trị- an ninh sẽ có ở một số tỉnh phục vụ mục đích chính trị.
Thứ hai là sân bay kinh tế cần phải tính toán chi tiết và khả năng thu hồi vốn cho ngân sách nhà nước. nếu quá nhiều sân bay, theo như dự định của các địa phương, sẽ không thể khai thác hiệu quả dẫn đến gánh nặng về đầu tư và phí duy trì hoạt động.
“vì vậy, nếu các tỉnh vẫn quyết tâm xây dựng riêng sân bay cho mình, nên xã hội hóa hoặc tư nhân hóa. bằng cách cho phép tư nhân xây dựng sân bay, thay vì sử dụng ngân sách quốc gia”, ts.kts trần minh tùng nói.
Đồng tình với ý kiến trên, ts nguyễn xuân thủy, nguyên giám đốc nhà xuất bản giao thông cho rằng: về quy chuẩn xây dựng sân bay hiệu quả, các sân bay phải cách nhau ít nhất là 400 km - 500 km.
Ví dụ, nếu hà nội đã có sân bay nội bài, thì sân bay tiếp theo sẽ phải nằm ở hà tĩnh, quảng bình (các địa phương này cách hà nội khoảng 400 km - 500 km).
Tuy nhiên, ninh bình chỉ cách hà nội khoảng 150 km, quảng trị cũng gần sân bay phú bài (huế); sapa đã có đường cao tốc, đường sắt mà lại muốn làm sân bay;... ông thủy cho rằng, như vậy là sự lãng phí.
Theo ông thủy, một số địa phương đang có dự định xây dựng sân bay riêng đều không mạnh về kinh tế, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. do đó, thay vì bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng xây dựng sân bay, số tiền đó nên dành cho việc xây cầu, đường xá nông thôn;...
“ví dụ như ở sapa, học sinh còn phải trèo đèo, lội suối, cưỡi trâu, cưỡi bò đi học. vậy, địa phương này xây dựng thêm sân bay làm gì. thay vào đó, nên để tiền để xây cầu cho các em học sinh đỡ vất vả thì hơn”, ông thủy nhấn mạnh.