Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Ulsan ở Seoul, Hàn Quốc cho thấy, bệnh Parkinson là một trong nhiều tình trạng sức khỏe liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson?
GS. Sun Ju Chung, tác giả chính của nghiên cứu nhấn mạnh, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến tuổi thọ của con người bị rút ngắn và thế giới đang phải đối mặt với đại dịch ô nhiễm không khí. Việc giảm hoặc tránh tiếp xúc với nitrogen dioxide có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Có khoảng 15% những người mắc bệnh Parkinson có tiền sử gia đình, nhưng không phải ai có nguy cơ di truyền. Ô nhiễm và phơi nhiễm môi trường từ lâu đã có thể là những yếu tố góp phần gây ra căn bệnh này. Các nghiên cứu trước đây cũng đã liên kết Parkinson với việc tiếp xúc với Thu*c trừ sâu và hóa chất công nghiệp.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu y tế quốc gia của hơn 78.000 người sống ở Seoul và trên 40 tuổi từ năm 2002 đến 2006, ước tính mức độ phơi nhiễm của mỗi người với 6 loại chất gây ô nhiễm không khí. Kết quả cho thấy, có 338 người mắc bệnh Parkinson trong vòng 9 năm. Những người đã tiếp xúc với mức nitơ điôxít cao nhất trong khoảng thời gian 5 năm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 40% so với những người có mức tiếp xúc thấp nhất. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ giữa căn bệnh này và 5 chất ô nhiễm khác (ôzôn, vật chất dạng hạt và điôxít lưu huỳnh).
Phát hiện này bổ sung thêm bằng chứng cho thấy ô nhiễm môi trường nói chung và đặc biệt là nitơ điôxít góp phần gây ra bệnh Parkinson. Một nghiên cứu năm 2016 ở Đan Mạch cũng liên kết việc tiếp xúc với ô nhiễm môi trường liên quan đến giao thông với nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn.
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu xem ô nhiễm có thể gây ra bệnh Parkinson như thế nào. Tuy nhiên, các thử nghiệm cho thấy rằng mọi người thường mất khứu giác từ 10 đến 20 năm trước khi bị run và các triệu chứng cổ điển khác của bệnh. Do đó, việc hít phải các chất ô nhiễm và hóa chất có thể làm hỏng hệ thống khứu giác trước khi não bộ bắt đầu suy giảm.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng có liên quan đến các tình trạng sức khỏe khác, như đột quỵ, ung thư và bệnh Alzheimer. Việc tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao sẽ làm giảm tuổi thọ gần 3 năm trên toàn thế giới. Việc biết được các nguy cơ có thể giúp đưa ra các cách bảo vệ người dân khỏi một số căn bệnh, trong đó có bệnh Parkinson.
Xem thêm: Ô nhiễm môi trường không khí phải được kiểm soát vào năm 2025
Ô nhiễm môi trường không khí gia tăng, Thủ tướng Chỉ thị tăng cường kiểm soát
((Theo webmd.com, 4/6/2021))
Chủ đề liên quan:
ô nhiễmkhông khí