Cây thuốc quanh ta hôm nay

Phan tả diệp - vị Thuốc nhuận tràng

Phan tả diệp được dùng cả trong đông y và tây y nhờ có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện.Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón.

- Cây phan tả diệp lá ngắn: Cassia Angustifolia Vahl.

- Phan tả diệp lá nhọn: Cassia Acutifolia.

- Phan tả diệp là lá phơi khô của cây Thuốc này.

Bộ phận dùng: lá cây.

lá nhọn Cassia Acutifolia đều thuộc họ Vang (Cassalpiniaceae), được dùng làm Thuốc từ thế kỷ 9 tại các nước Ả rập. Đến thời kỳ cận đại mới truyền vào Trung Quốc, có ghi trong sách Trung Quốc Dược học đại tự điển, xuất bản năm 1935 cây Phan tả diệp mọc hoang và được trồng tại các nước nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ (Tây bắc và nam), vùng Ai Cập và dọc lưu vực sông Nile, Ở Trung Quốc có đem giống về trồng ở đảo Vân Nam. Ở nước ta chưa phát hiện cây này nên còn phải nhập của nước ngoài.

là antraglucozit với tỷ lệ từ 1 - 1,5% antraglucozit toàn bộ, biểu thị bằng emodin trong đó trên 90% ở dạng kết hợp. Thành phần chủ yếu các antraglucozit đó là: Xenozit A (sennozid A) và xenozit B tức là chất dihydro direin anthron glucozit. Ngoài ra, một chất thứ ba đã được xác định là aloe.emođin tự do và rein. Những chất khác là kaempferola C10H6O2(OH)4 và izoramnetin, Xenozit A:

Tính vị, quy kinh: Phan tả diệp, vị ngọt đắng, tính hàn, qui kinh Đại tràng.

có tác dụng nhuận tràng (phân mềm sau khi uống 5 - 7 giờ) hoặc tẩy mạnh (phân lỏng có đau bụng). Nếu liều mạnh nữa.Có thể đau bụng dữ dội, nôn mửa trong 3 - 4 giờ.Tác dụng tẩy kéo dài 1 - 2 ngày, sau đó không bị táo lại. Theo dõi tác dụng trên ruột mèo bằng X-quang và nghiên cứu trên khúc ruột cô lập, người ta thấy:

Cử động dạ dày ít bị thay đổi.

Không có tác dụng đối với ruột non, chỉ tác dụng lên ruột già do nhu động của đầu ruột già được tăng lên và tác động chống nhu động bình thường bị tê liệt. Dù có lấy đi phần tuỷ sống vùng lưng và hông, nghĩa là loại bỏ tác dụng kích thích của trung ương thần kinh, tác dụng tẩy vẫn còn.

Tác dụng tẩy có thể xuất hiện sau 1 - 5 giờ. Dùng liều cao, tác dụng lên cả cơ trơn của bàng quang và tử cung cho nên phải thận trọng khi dùng cho người có thai hay viêm bàng quang, viêm tử cung. Antraglucozit bài tiết qua nước tiểu và sữa, con bú mẹ đã dùng có thể cũng đi ỉa lỏng. Tùy theo loại phan tả diệp, có khi thấy đau bụng mạnh, người ta cho rằng nguyên nhân gây đau bụng là do một chất men. Khi ngâm lá trong 24 giờ trước với 4 phần rượu 950, tính chất gây đau bụng có giảm bớt nhưng đồng thời tác dụng tẩy cũng bị giảm.

Phan tả diệp được dùng cả trong đông y và tây y nhờ có tác dụng tiêu tích trệ, thông đại tiện.Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón. Thể hư và phụ nữ có thai không dùng được. Hiện dùng làm Thuốc giúp sự tiêu hoá: Ngày dùng 1 - 2g, với liều 3 - 4g, tẩy mạnh với liều 5 - 7g dưới dạng Thuốc sắc hay Thuốc pha.

- Có thể dùng: Phan tả diệp 4 - 6g, đại hoàng 9g, trần bì 4g, hoàng liên 3g, đinh hương, sinh khương đều 3g, sắc uống; Hỗ trợ điều trị táo do thực tích.

- Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật: dùng Phan tả diệp 4g, hãm nước sôi uống.

- Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy: Phan tả diệp 2g, binh lang, đại hoàng đều 3g, sơn tra 10g, sắc uống.

- Dùng thay thụt ruột trước khi mổ vùng hậu môn: chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi Phan tả diệp 10g uống

- Người bị táo bón.

- Người ăn uống không tiêu, đầy hơi.

Lưu ý: người cơ thể yếu, phụ nữ có thai, thời kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú, dùng thận trọng. Dùng quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phan-ta-diep-vi-thuoc-nhuan-trang-n158826.html)

Chủ đề liên quan:

nhuận tràng phan tả diệp vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Tết đến, các gia đình thường mua hoa để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, bên cạnh vẻ đẹp, các loại hoa Tết như đào, hoa hồng, cúc vạn thọ, hoa mào gà… còn là những vị Thuốc quý.
  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Bá tử nhân còn có tên hạt trắc bách, tên khoa học Semen Thuya orientalis, là nhân hạt phơi hay sấy khô của cây trắc bách: Thuya orientalis L. [Biota orientalis (L) Endl.], họ hoàng đàn (Cupressaceae).
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY