Nhân quả - báo ứng là quy luật hiển nhiên. Dù chỉ là một lời nói, một hành vi, đều chứa đựng nhân và quả. Phật Giáo vẫn còn lưu truyền một câu chuyện khiến chúng ta thấm thía vô cùng.
Một ngày nọ, khi Phật Đà ở trong Tinh Xá giữa rừng trúc, có một người tu đạo Bà La Môn xông đến, vẻ mặt vô cùng giữ dằn. Bởi, những người trong tộc của vị Bà La Môn này đều theo Phật, nên anh ta tức giận vô cùng. Trong cơn phẫn uất, anh ta đã độc mồm, hướng về phía Phật đà, miệng chửi bới xối xả.
Phật Đà im lặng, đợi đến khi ông ta tĩnh tâm lại, mới hỏi: “Bà La Môn à, ngươi có khi nào đột nhiên có khách không?”.
Phật Đà nhìn Bà La Môn với ánh mắt từ: “Bà La Môn à, hôm nay người nói những lời rất xấu tệ trước mặt ta, nhưng ta không nhận chúng. Cũng giống như những món ăn kia, nếu ta không nhận, chẳng phải ngươi sẽ nhận hết hay sao?”.
Người khác oán hận mình, mình không oán hận họ, chính là làm được 2 việc lớn: Dùng chính niệm tự trấn tĩnh, tự chiến thắng chính mình, đánh bại những người khác.
Làm người, thà chịu sự lăng mạ, hãm hại người người, không nảy sinh tâm ý báo thù, mới có thể tránh được nghiệp báo, nhận được phúc đức, an vui.
Càng oán đời trách người, nảy sinh tâm hận, sẽ chỉ mãi trầm luân trong bể khổ. Oan oan tương báo biế bao giờ mới dứt. Nếu tâm cứ ôm mãi hận thù, làm sao có thể hưởng trọn những ngày tháng tốt đẹp, an vui?
Lời người khác nhục mạ mình, vốn dĩ chỉ là gió thoảng mây bay. Ôm hận vào người, chẳng khác nào tự mình hại mình. Tránh xa được tạp niệm, mới có thể thoát khỏi phiền não.
Nói thì dễ, làm thì khó. Nhưng chỉ cần ghi nhớ một đạo lý đơn giản, ăn miếng trả miếng không phải là hành động khôn ngoải. Chửi rủa ngược lại sẽ tích thêm nghiệp báo. Đối mặt với mọi oán thù với một nụ cười duyên dáng. Trước mặt sẽ là biển rộng trời cao.