Kinh tế xã hội hôm nay

Phía sau bức ảnh giấc ngủ những người chống dịch khiến ai cũng rưng rưng

Nếu các bạn còn may mắn, còn được bình yên, hãy cảm ơn những con người đang ngày đêm chiến đấu với con virus kia là lời nhắn của cư dân mạng khi xem bức ảnh giấc ngủ những người chống dịch Covid-19.

Bức ảnh đã ghi lại khoảnh khắc nghỉ ngơi của các cán bộ nhân viên, tình nguyện viên thuộc khu cách ly KTX ĐHQG (TP.HCM) do bà Vũ Châu Nguyệt Nga và bạn Vũ Phương Thanh đăng tải.

Họ tận tình và dễ thương vô cùng

Hình ảnh, chụp từ tầng cao vào buổi sáng ghi lại khoảnh khắc nghỉ ngơi của các tình nguyện viên, cán bộ ở khu cách ly khi họ trải chiếu, ngủ ngoài trời, còn mặc cả trang phục bảo hộ nhận được hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận bày tỏ sự biết ơn, xúc động.

Bà Nga xúc động: “Nhìn từ trên cao, cảnh các bạn ấy trải chiếu, nằm đất, ngoài trời, mắt tôi cay xè, thương các con quá! Bằng chính sự trải nghiệm thực tế, các bạn trẻ đã làm việc hết sức, hết lòng với thái độ cực nhã nhặn ở tất cả các khâu”.

Từ California (Mỹ) hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất vào 22 giờ đêm 19.3, bà Vũ Châu Nguyệt Nga (52 tuổi, ngụ Q.5, TP.HCM) bồi hồi: “Thực sự khi xong thủ tục nhập cảnh, ngồi ở phòng chờ và nhận được thông báo cách ly, bản thân mình và ông xã khá hoang mang, có chút lo sợ. Nhưng bản chất hai vợ chồng khá hiền (cười) nên cũng ngoan ngoãn làm theo sự sắp xếp của nhân viên y tế”.

Những người cùng chuyến bay với bà Nga đều được đi cách ly và chỉ mất hơn 30 phút, bà Nga cùng chồng đã ổn định chỗ ở.

Theo bà Nga, mọi người được đo nhiệt độ cơ thể, phát khẩu trang, bao tay, khử trùng hành lý, trang phục trước khi xuất phát về địa điểm tập kết. Thông tin về chuyến bay quá cảnh hoặc hành trình di chuyển trước đó cũng được ghi lại đầy đủ. Tại khu cách ly, mọi người sẽ được đo nhiệt độ định kỳ 2 lần/ngày và hạn chế di chuyển khỏi phòng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất ổn tại khu cách ly

Chế độ ăn uống, sinh hoạt rất ổn tại khu cách ly

“Đêm đầu tiên ở đây thì quả thực vợ chồng tôi không ngủ được, chợp mắt tầm 1 - 2 tiếng là thức đến sáng. Thứ nhất vì mình lớn tuổi, lạ chỗ nên ngủ không quen. Thứ hai là lệch múi giờ. Nhưng chung quy vẫn là tâm lý lo lắng vẫn đè nặng vì không biết mình sẽ như thế nào trong 14 ngày tới. Rất may là ở đây các bạn từ nhân viên, bộ đội, hay trước đó là nhân viên sân bay đều cực kỳ dễ thương và tận tình. Nhiều khi mình chứng kiến nhiều người làm sai hướng dẫn của các bạn năm sáu lần mà các bạn vẫn bình tĩnh, tận tâm hết mình. Nếu không có các bạn động viên, quan tâm như vậy thì thực sự mình không thể vơi đi nỗi lo bị cách ly được”.

“Khi chụp xong tôi đã ôm ông xã khóc”

Dù hàng ngàn dân mạng xúc động, tuy nhiên cũng có luồng dư luận bức xúc cho rằng các nhân viên tại khu cách ly nghỉ ngơi trong điều kiện thiếu thốn. Trao đổi với Thanh Niên, bà Nguyệt Nga cho hay: “Lúc đầu thấy hình ảnh này, tôi vừa xúc động vừa thắc mắc liệu có phải đời sống các tình nguyện viên ở đây đang không được quan tâm hay không. Tuy nhiên, khi trao đổi cùng một số bạn tại đây mình mới hiểu ra đây chỉ là khoảnh khắc chợp mắt nghỉ ngơi của các bạn. Do thời tiết mùa này Sài Gòn khá nóng và khu cách ly cũng hạn chế các thiết bị như máy lạnh, quạt máy nên các bạn lựa chọn nghỉ ngơi tại đây là điều có thể dễ hiểu”.

Bà Nga bày tỏ chân thành quan điểm rằng: rất mong mọi người có mặt tại các khu cách ly thì đừng đòi hỏi điều kiện 3 - 4 sao. Đối với bà và chồng, cảm giác khi chứng kiến khoảnh khắc các bạn nhân viên dù mệt mỏi nhưng vẫn nỗ lực quên mình đã là món quà vô giá.

“Khi chụp tấm hình này, thực sự mình đã ôm ông xã và khóc. Vì các bạn là những người có nhà, có gia đình, có tiền nhưng phải hy sinh bản thân vì sức khỏe cộng đồng. Hay nói cách khác, các bạn đang chiến đấu vì Việt Nam để ngăn dịch. Tại sao lại có một số người vẫn hồ đồ, chửi bới những ân nhân của quê hương”, bà Nga nghẹn ngào.

Bạn Vũ Phương Thanh chia sẻ: Bức ảnh được chụp từ tầng 7 và bản thân cảm thấy may mắn vì được tận mắt chứng kiến tâm huyết của đội ngũ hậu cần, nhân viên khu cách ly.

“May mắn vì thấy nước mình đã huy động được những người không màng khó khăn để giúp những người khác. Trong giây phút đó, cảm giác rất tự hào về Việt Nam. Em muốn gửi lời cảm ơn đến những người đang làm hậu cần để hỗ trợ những người cách ly như em", Thanh chia sẻ.

(Đăng Nguyên ghi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/phia-sau-buc-anh-giac-ngu-nhung-nguoi-chong-dich-khien-ai-cung-rung-rung-1199100.html)

Tin cùng nội dung

  • Khó ngủ, mất ngủ là rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc tìm nguyên nhân và điều trị đúng cách, việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp là biện pháp tốt nhất để người cao tuổi có giấc ngủ ngon.
  • Hiện nay, tỉ lệ người cao tuổi (NCT) bị rối loạn giấc ngủ (RLGN) ngày càng cao. Ước tính khoảng một nửa số người trên 50 tuổi bị RLGN với các biểu hiện ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn hoặc thời gian ngủ ngắn, khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại...
  • Giấc ngủ hàng ngày vô cùng quan trọng đối với mọi lứa tuổi nhưng đối người cao tuổi (NCT) cần được quan tâm hơn. Bởi vì khi bị rối loạn giấc ngủ, NCT sẽ gặp nhiều điều bất lợi do tuổi cao, sức yếu và mọi chức năng S*nh l* đều bị suy giảm.
  • Ngủ là thời gian trong đó cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi để dưỡng sức và tu bổ các hư hao của mô bào trong suốt một ngày làm việc trí óc cũng như chân tay.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Cuộc sống bận rộn, nhiều người dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Song theo các chuyên gia, tận dụng giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp đem lại tinh thần sảng khoái.
  • Đối với dân công sở, giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ làm theo hướng dẫn dưới đây để có giấc ngủ ngon lành bạn nhé.
  • Mỗi ngày, có hơn 4.500 người bệnh trên cả nước đang chờ máu tại các bệnh viện, với họ hi vọng sống duy nhất phụ thuộc vào những đơn vị máu được hiến tặng từ người hiến máu tình nguyện.
  • Bạn có đang gặp vấn đề khi lôi con bạn ra khỏi giường để cho con đến trường học (hoặc giờ trưa) đúng giờ không? Những lời khuyên sau đây nhằm giúp giấc ngủ của con bạn tốt hơn.
  • Hầu hết người trưởng thành cần 7 hoặc 8 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy hoàn toàn tỉnh táo trong ngày. Điều này cũng đúng cho những người trên 65 tuổi. Tuy nhiên, khi chúng ta lớn tuổi, chúng ta khó ngủ hơn. Nhiều thứ có thể cản trở việc ngủ tốt hoặc ngủ đủ lâu để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY