Kinh tế xã hội hôm nay

Phiên chất vấn ngày 5/11: Làm rõ nhiều vấn đề cử tri quan tâm

(PetroTimes) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, hôm nay 5/11, Quốc hội đã chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời chất vấn và làm rõ nhiều vấn đề được đại biểu, cử tri quan tâm.

Trong phiên chất vấn hôm nay 5/11, tổng thanh tra chính phủ đoàn hồng phong đã làm rõ nhiều vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra; thanh tra đột xuất, phòng chống tham nhũng; xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra; khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra…

Trong đó, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhận định, thời gian vừa qua, các cơ quan theo chức năng đã là thực hiện tốt những công việc về thu hồi tài sản tham nhũng và đạt tỉ lệ là năm sau cao hơn năm trước. Kết quả 9 tháng đầu năm 2022, thanh tra tiến hành đôn đốc, thanh tra 5.586 kết luận thanh tra. Qua đó, thu hồi được hơn 1.000 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 60% và gấp đôi so với năm 2021. Tuy nhiên, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ, tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng vẫn còn thấp. Đồng thời cho biết thời gian tới, Thanh tra Chính phủ sẽ tập trung các giải pháp pháp khắc phục như hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng; tăng cường xử lý sau thanh tra, thi hành án về thu hồi tài sản nhũng. Trong quá trình điều tra và phát hiện dấu hiệu tội phạm phải chủ động có biện pháp kê biên, phong tỏa, tạm giữ tài sản để đảm bảo xử lý. Sau thanh tra thi hành án và kịp thời tháo gỡ khó khăn những quá trình thu hồi và tăng cường hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp để thu hồi tài sản tham nhũng.

Đáng chú ý, trong phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trả lời đại biểu về vấn đề thiếu hụt xăng dầu. Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết vấn đề xăng dầu đã được báo cáo đầy đủ tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 28/10 vừa qua.

Theo đó, Bộ trưởng đã nhận định tình hình, phân tích nguyên nhân và có giải giải. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ đến nay nhóm giải pháp đề ra vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới. Cụ thể, nguồn cung xăng dầu thế giới ngày càng khan hiếm. Tỉ giá ngoại tệ liên tục thay đổi, tăng cao trong tuần cao qua ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu. Cùng với đó, việc tiếp cận vốn ngoại tệ để được bảo lãnh nhập hỗ trợ thanh toán của các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối cũng còn khó khăn. Do đó, tình trạng đứt gãy ích cục bộ nguồn cung trong hệ thống tiếp tục diễn ra thêm ở một số nơi.

Về giải pháp, Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ, trước tình hình trên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành chức năng vào cuộc và các ngành chức năng đều đã và đang làm tốt hơn chức trách, nhiệm vụ của mình, sự phối hợp giữa Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước và các ngành chức năng đã hiệu quả hơn. Bộ trưởng Bộ Công Thương bày tỏ hy vọng với những nỗ lực trên thì trong những ngày tới tình hình xăng dầu cơ bản được giải quyết.

Trả lời phần tranh luận, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, hệ thống kinh doanh xăng dầu của nước ta hiện nay đa tầng nấc dẫn đến rối, nhất là trong bối cảnh phức tạp như hiện nay và làm tăng chi phí. Do đó, trong thời gian tới, cần xem xét sắp xếp lại hệ thống từ doanh nghiệp đầu mối cho đến đại lý và cửa hàng bán lẻ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề trước Quốc hội. Ảnh: Chinhphu.vn

Tiếp đó, cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 4, thay mặt chính phủ, thủ tướng phạm minh chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, lưu ý. sau đó, thủ tướng phạm minh chính trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu quốc hội.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh những thành tựu kinh tế nước ta đã đạt được. Đồng thời Thủ tướng nêu rõ các vấn đề “nóng” như: Cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và quyết tâm xử lý các dự án kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản; tình hình giá xăng dầu; giải ngân đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia; vấn đề bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; tình hình xây dựng, thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và năm 2023; về tăng năng suất lao động.

Trong đó, về giá xăng dầu, thủ tướng chính phủ phạm minh chính cho biết, trước tình hình giá xăng dầu thế giới tăng mạnh, chính phủ đã chủ động kịp thời giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo thẩm quyền và đề xuất ủy ban thường vụ quốc hội xem xét, điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 2 lần đối với xăng dầu để giảm giá, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. chủ động chỉ đạo quyết liệt sản xuất của 2 nhà máy lọc hóa dầu trong nước đang vận hành ở công suất tối đa (đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu).

Tuy nhiên, thời gian gần đây, do giá và nguồn cung xăng dầu tiếp tục biến động nhanh, chu kỳ ngắn, khó dự báo, chi phí đầu vào tăng; trong khi đó các cơ quan chức năng chậm điều chỉnh định mức chi phí, sử dụng Quỹ Bình ổn giá chưa thật sự hiệu quả, dẫn đến hoạt động kinh doanh khó khăn, gây thiếu nguồn cung tại một số địa phương, nhất là các thành phố lớn. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời ứng phó hiệu quả với diễn biến nhanh, phức tạp của thị trường quốc tế, trong nước.

Chính phủ đang chỉ đạo các cơ quan liên quan phản ứng chính sách kịp thời, phối hợp hiệu quả để khắc phục bằng được hạn chế, yếu kém nêu trên, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong mọi tình huống. Khẩn trương rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường phòng chống buôn lậu, đầu cơ xăng dầu và công tác giám sát, kiểm tra, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu, thực hiện nâng tổng mức dự trữ quốc gia và tăng cường năng lực sản xuất trong nước.

Về thực hiện giải ngân đầu tư công và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng cho biết ước giải ngân kế hoạch vốn ngân sách nhà nước từ đầu năm đến 31/10/2022 đạt 297,8/580 nghìn tỷ đồng, đạt 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn về tỷ lệ so với cùng kỳ năm 2021 (55,8%) nhưng cao hơn về giá trị tuyệt đối là 40,4 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 15,7% so với số giải ngân cùng kỳ năm 2021); đạt một số kết quả bước đầu, nhất là các chính sách giãn thuế, tiền thuê đất, miễn thuế, phí, lệ phí và hỗ trợ tiền thuê nhà.

Tuy nhiên, số vốn kế hoạch của năm 2022 còn lại phải giải ngân là khá lớn, khoảng 282 nghìn tỷ đồng, trong đó các bộ, cơ quan trung ương chiếm 30,5%; các địa phương chiếm 69,5%. Vẫn còn 8,3% tổng số vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tễ-xã hội chưa phân bổ; việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% còn rất chậm, gặp nhiều khó khăn . Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa hoàn thành ở một số địa phương .

Chính phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt khắc phục những yếu kém đã chỉ ra và rà soát, tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền; thực hiện các cơ chế đặc thù; kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, cơ quan, địa phương; rà soát, điều chuyển vốn; không để dàn trải, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch.

Về vấn đề bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, Thủ tướng cho biết, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp khẩn trương rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan ; đề cao trách nhiệm, đạo đức công vụ người đứng đầu và cán bộ liên quan; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; bảo đảm đấu thầu công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp đến, thủ tướng chính phủ phạm minh chính đã trả lời chất vấn của đại biểu về định hướng đối ngoại thời gian tới trong bối cảnh tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; về việc chậm ban hành các nghị định của chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và giải pháp căn cơ để các cơ quan này hoàn thiện bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; kinh nghiệm sau dịch covid-19…

Về định hướng đối ngoại, Thủ tướng cho biết, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp và Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Chúng ta đang thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối đối ngoại này trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, với 3 trụ cột chính: Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoài giao văn hóa; thu nhiều kết qua quan trọng; ứng xử phù hợp trước nhiều vấn đề phức tạp như xung đột tại Ukraine, thái độ của chúng ta được bạn bè quốc tế chia sẻ.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải, ủng hộ các vấn đề vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển, phù hợp quan điểm đối ngoại của chúng ta.

Trả lời về giải pháp để các cơ quan hoàn thiện bộ máy, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Thủ tướng cho biết việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục được triển khai.

Thủ tướng nhấn mạnh, giải pháp căn cơ, quan trọng nhất là làm sao khi bộ máy rồi thì vận hành bộ máy là con người, vấn đề con người, cán bộ quyết định việc vận hành bộ máy.

Về việc đúc kết kinh nghiệm chống dịch Covid-19 vừa qua, Thủ tướng cũng cho biết, về sơ bộ, kinh nghiệm trong quá trình chống dịch cho thấy đã đưa ra được 3 trụ cột chính là xét nghiệm - cách ly - điều trị; đồng thời đưa ra được công thức chống dịch 5K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức của người dân và nhiều yếu tố khác.

Thủ tướng Chính phủ chia sẻ, với quan điểm chống dịch "đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên trên hết và trước hết" và "chống dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở", có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của Nhân dân, doanh nghiệp, sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè quốc tế thì nước ta đã thành công trong kiểm soát dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh, tinh thần đại đoàn kết dân tộc rất là quan trọng. Trên cơ sở lời kêu gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã giúp chúng ta biến nguy thành cơ.

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/phien-chat-van-ngay-511-lam-ro-nhieu-van-de-cu-tri-quan-tam-670589.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY