Hô hấp hôm nay

Phổi tắc nghẽn mạn tính: căn bệnh của thời đại

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện là nguyên nhân thứ 6 gây Tu vong trên thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng 1,3 triệu người đang bị COPD.
Bệnh do khói bụi

COPD là tình trạng viêm mạn tính đường thở do tiếp xúc các yếu tố độc hại, đứng đầu là khói Thu*c lá, bụi khói, ô nhiễm môi trường. Quá trình viêm mạn tính làm đường thở bị sưng nề, sau đó là xơ hóa, tăng tiết đàm nhớt và co thắt cơ trơn phế quản làm đường thở tắc nghẽn, thành vách phế nang bị phá hủy làm các phế nang bị căng giãn bất thường, gây nên ứ khí trong phổi. Vì vậy, COPD là bệnh không hồi phục hoàn toàn sau khi điều trị.


                                         Nên sử dụng khấu trang để tránh bụi khi đi đường

COPD gây nhiều gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Người bệnh COPD thường bị hạn chế sinh hoạt, vận động và giảm năng suất làm việc, chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị, người bệnh sẽ bị tàn tật hoặc Tu vong.
 
Diễn tiến âm thầm

Hút Thu*c lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh COPD. Hút Thu*c lá đẩy nhanh tốc độ suy giảm chức năng phổi, làm bệnh nhân COPD dễ chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Nếu bạn đã hoặc đang hút Thu*c lá trên 15 năm, bạn nên nghĩ đến COPD và đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí trong nhà (việc đun nấu bằng củi, than và các chất đốt sinh khói được xem là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD, đặc biệt ở nữ), ô nhiễm không khí nơi làm việc (bụi vô cơ và hữu cơ, hóa chất và khói từ sản xuất công nghiệp) cũng là những yếu tố nguy cơ gây bệnh COPD.

Triệu chứng đầu tiên là ho khạc đàm kéo dài vào buổi sáng. Người bệnh thường cho rằng đây là hiện tượng bình thường nên chủ quan. Tuy nhiên, một số người bệnh COPD không hề có triệu chứng ho khạc đàm.

Triệu chứng kế tiếp sẽ là khó thở khi gắng sức. Khó thở sẽ xuất hiện khi người bệnh đi lên cầu thang, khi đi nhanh trên đường bằng, sau đó là đi chậm hơn so với người cùng tuổi. Họ thường không chịu đến BS vì nghĩ rằng đây là dấu hiệu của tuổi tác. Chỉ khi chức năng hô hấp đã suy giảm nghiêm trọng, họ mới đi khám.

Triệu chứng kế tiếp sẽ là những lần COPD vào đợt cấp. Người bệnh khó thở nhiều hơn, khạc đàm nhiều, đục màu. Những biểu hiện này càng ngày càng nhiều hơn, gần nhau hơn, thời gian dài hơn.

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh COPD thường rất đa dạng và diễn tiến âm thầm. Vì vậy, Tổ chức quản lý COPD thế giới (GOLD) đã đưa ra khuyến cáo: khi có những triệu chứng sau đây, bạn cần đến gặp BS để khám và chẩn đoán COPD:

- Đang hay đã từng hút Thu*c lá.

- Tuổi trên 40.

- Ho kéo dài.

- Khạc đàm kéo dài.

- Khó thở hơn người cùng tuổi.

Khám sớm sẽ tránh Tu vong

COPD là bệnh mạn tính và thường không hồi phục. Tuy nhiên người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu ý thức được hậu quả của bệnh và hợp tác cùng BS. Điều trị bệnh ở giai đoạn sớm sẽ giúp giảm các nguy cơ như đợt cấp, tàn tật và Tu vong so với điều trị giai đoạn muộn.

Khi bị bệnh COPD, người bệnh cần đồng hành cùng BS trong điều trị, nên chủ động cai Thu*c lá, sắp xếp, dọn dẹp làm sạch, thông thoáng nơi ở, nơi  làm việc. Bệnh nhân cần tuân thủ các chế độ điều trị về Thu*c men, tập luyện, dinh dưỡng và thời gian tái khám.

PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan
(Trưởng Trung tâm Chăm sóc sức khỏe hô hấp, BV ĐH Y Dược TPHCM)

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phoi-tac-nghen-man-tinh-can-benh-cua-thoi-dai-n1001.html)

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống cân bằng dưỡng chất là yếu tố góp phần giúp giữ bình tĩnh, giảm bớt và chế ngự stress
  • Bố tôi đã từng bị viêm tụy cấp, hiện nay sức khỏe và ăn uống bình thường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bố tôi có cảm giác đau ở thượng vị.
  • Có nhiều phụ nữ thường gặp những cơn đau mạn tính, dai dẳng vùng tiểu khung mà không rõ bệnh gì. Đây là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau nên phải hết sức chú ý phát hiện và xử trí kịp thời.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) còn gọi là COPD là bệnh thường gặp và đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
  • Viêm phế quản mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến ở người cao tuổi. Trên 80% là do hút Thu*c lá, Thu*c lào.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng, làm giảm dần mức độ lọc cầu thận.
  • Tôi bị viêm tai giữa, đã điều trị nhưng không khỏi. Thỉnh thoảng tai tôi vẫn bị chảy mủ. Xin hỏi, tôi phải làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bệnh này?
  • Mày đay là bệnh mạn tính thường gặp và rất hay tái phát. Do nguyên nhân rất đa dạng nên việc xác định chẩn đoán đặc hiệu không phải dễ dàng.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY