Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bổ sung dinh dưỡng thế nào?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) còn gọi là COPD là bệnh thường gặp và đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) còn gọi là COPD là bệnh thường gặp và đang gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Ở bệnh nhân BPTNMT, đặc biệt là các bệnh nhân giai đoạn bệnh nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vitamin và các nguyên tố vi lượng. Do đó, vấn đề dinh dưỡng với người bệnh COPD tuy không có vai trò trong điều trị bệnh nhưng bệnh có thể dự phòng được nếu biết kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) được đặc trưng bởi một tình trạng viêm mạn tính đường thở, tổn thương chủ yếu tập trung tại các tiểu phế quản nhỏ hơn 2mm và nhu mô phổi gây giảm từ từ, không hồi phục các chức năng thông khí phổi. Do khó thở thường xuyên nên việc ăn uống ở bệnh nhân BPTNMT thường là khó khăn. Bệnh nhân có xu hướng ăn ít hơn thường lệ và điều này dễ dẫn tới suy dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có tới 70% số bệnh nhân BPTNMT có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh tất yếu dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng.

Người bị BPTNMT cần ăn uống thế nào?

Thông thường, ở bệnh nhân BPTNMT tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy, nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các bệnh nhân BPTNMT là 30kcalo/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo, cụ thể: chất bột 50%, đạm 15%, chất béo 35%.

Ưu tiên sử dụng đạm và chất béo cho bệnh nhân: vì việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu (bởi các bệnh nhân vốn đã tăng mạn tính CO2 trong máu). Sử dụng các chất béo có lợi cho bệnh nhân hơn bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật...), không nên dùng quá 300mg/ngày.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng: ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E (các vitamin này có tác dụng giảm các gốc ôxy hóa do khói Thu*c lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra). Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân BPTNMT. Trung bình, bệnh nhân BPTNMT cần lượng xơ 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả). Ăn súp-lơ xanh rất có lợi cho bệnh nhân BPTNMT bởi súp-lơ xanh có chất sulforapane hạn chế suy yếu gen NRF2 (nuclear factor E2-related factor-2) - gen có tác dụng bảo vệ các tế bào phổi không bị tổn thương do khói, hóa chất độc hại gây nên.

Chú ý bổ sung lượng nước trong ngày: Điều này rất quan trọng với người BPTNMT để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng (trung bình khoảng 2 - 3 lít/ngày). Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo hướng dẫn của thầy Thu*c.

Chia nhỏ bữa ăn: tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ. Trong khi ăn vẫn có thể cho bệnh nhân thở ôxy kết hợp. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.

Những điều cần tránh

Người bệnh cần hạn chế lượng muối ăn vào, nhất là khi đã có tâm phế mạn (có suy tim) bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Dùng các loại thảo dược có hàm lượng muối thấp để làm gia vị thay thế và không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…).

Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

PGS.TS. Tạ Bá Thắng - BS. Trương Thanh Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-bo-sung-dinh-duong-the-nao-6523.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY