Kinh tế xã hội hôm nay

Phòng, chống dịch Covid-19: Không được phép chủ quan

(MangYTe) - Dù dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát tốt, nhưng người dân và các cơ quan, đơn vị, địa phương không được chủ quan. Lời nhắc nhở ấy liên tục được nhấn mạnh trong tất cả các cuộc họp, các chỉ đạo từ T.Ư đến TP.

Tuy nhiên, thực tế, vẫn có đôi chỗ, một số người chưa thực sự đề cao tinh thần cảnh giác với dịch bệnh, dẫn đến những nguy cơ làm dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

Sau khi bệnh nhân thứ 243 được xác định nhiễm Covid-19, trong dư luận xã hội lại có thêm nhiều lo lắng về sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Và hơn hết, nhiều điều “giá như” đã được nói đến quanh trường hợp này. Giá như chính quyền địa phương hiểu chính xác và thật kỹ càng về việc rà soát những người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến 25/3, sau đó ra quyết định cách ly, đã không dẫn đến tình trạng người bệnh đi rất nhiều nơi, tiếp xúc với rất nhiều người, trong đó có cả các nhân viên y tế ở một số bệnh viện.

Giá như bản thân người bệnh cảnh giác hơn với dịch bệnh, khi có triệu chứng như các khuyến cáo được phát đi liên tục từ thời điểm dịch bệnh đến nay, cũng nên tự cách ly mình, tránh tiếp xúc với quá nhiều người…

 Phun Thu*c khử trùng khu vực cách ly trong thôn Hạ Lôi.

Cũng bởi sự chủ quan, chưa lấp hết những “lỗ hổng” đã để lại những hậu quả vô cùng lớn. Không chỉ hiện đã có thêm người lây nhiễm, mà còn có đến cả trăm trường hợp F1, rồi toàn bộ thôn nơi bệnh nhân sống bị cách ly, với hàng nghìn hộ dân, hàng chục nghìn nhân khẩu; nhiều nhân viên y tế cũng bị cách ly. Hy vọng, sự lây nhiễm, sẽ chỉ dừng ở đó, nhưng kéo theo đó vẫn là sự vào cuộc vất vả hơn của cả bộ máy…

Bệnh dịch là điều không ai mong muốn, khó đoán định trước, bởi thế tinh thần nâng cao cảnh giác, tuân thủ các khuyến cáo từ các ngành chức năng là rất cần thiết vào lúc này. Tuy nhiên, từ thực tiễn cho thấy, những ngày vừa qua, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chủ quan, thậm chí là “bất tuân thủ” các quy định được đưa ra, thờ ơ với sức khỏe và tính mạng của chính mình và cộng đồng.

Ví dụ như việc cách ly toàn xã hội, dù đại đa số người dân thực hiện tốt, vẫn còn một số nơi người dân ngồi túm năm tụm ba; lại có người dù không có việc gì quan trọng vẫn ra đường; hoặc dù được khuyến cáo nên tập thể dục ở nhà vẫn phải “cố” ra ngoài công viên hoặc nơi công cộng để tập khiến các cơ quan chức năng phải liên tục nhắc nhở…

Những ngày gần đây số người bị lây nhiễm được phát hiện mới đã giảm, số người được chữa khỏi tăng lên, đây là những tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, khi diễn biến dịch bệnh còn tiềm ẩn những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu, chưa thể yên tâm, do vậy, việc người dân và các cơ quan chức năng không được chủ quan vẫn liên tục được nhấn mạnh. Bởi chỉ cần một người chủ quan, một mắt xích hở, sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường.

Các cơ quan chức năng hiện đang căng mình phòng chống dịch, "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để khoanh vùng, đề cách ly. Nhưng công cuộc chống dịch Covid-19 không chỉ cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cấp, các ngành, mà còn rất cần sự chung sức, đồng lòng của mỗi người dân.

Từ những “lỗ hổng” các ca bệnh vừa qua đã được chỉ ra, được khuyến cáo, hy vọng mỗi người sẽ tiếp tục nâng cao cảnh giác, đề phòng lây nhiễm trong cộng đồng, tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân và phòng hộ cho cả những người xung quanh mình… Như thế từng người, từng nhà, từng khu phố… mới thực sự là những pháo đài phòng, chống dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/phong-chong-dich-covid-19-khong-duoc-phep-chu-quan-380490.html)

Tin cùng nội dung

  • Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp có thể gây suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mạn.
  • Dị ứng thức ăn Chủ quan là nguyDị ứng thức ăn (DƯTA) và các chứng bệnh dị ứng đang gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
  • Con trai tôi bị té trầy chân chảy máu, bà nội cháu vội lấy Thu*c lào đắp vào vết thương. Tôi cản lại vì sợ nhiễm trùng thì bà cho rằng, đắp để cầm máu và vết thương nhanh lành.
  • Cách vài tháng lại bị đau vai gáy, chị không đi chữa. Tuần trước, lại đau cứng vùng cổ, vai và cả hai cánh tay, chị Thanh đi khám và hốt hoảng biết mình bị dính khớp ổ bả vai.
  • Thiếu máu não đang có chiều hướng gia tăng mạnh ở người lớn tuổi và gần đây cũng khá phổ biến ở những người trẻ tuổi lao động trí óc, căng thẳng, stress.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY