Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Phòng ngừa mề đay tái phát – Bạn cần lưu ý

Việc phòng ngừa bệnh mề đay tái phát đóng vai trò quan trọng đối với những người có hệ miễn dịch yếu, suy giảm chức năng gan, thận.

bệnh mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng sống và gây tự ti cho người bệnh. thêm vào đó, khả năng tái phát của bệnh mề đay thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi đã chữa khỏi, khiến nhiều người bệnh băn khoăn không biết nên dùng cách gì để phòng ngừa mề đay tái phát. 

Vì sao bệnh mề đay dễ tái phát?

Bệnh mề đay là tình trạng cơ thể nổi những nốt mẩn ngứa, có thể xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra khắp các khu vực khác nhau. bệnh được xem là một dạng viêm da, và xuất hiện bởi sự tác động của một hoạt chất hóa học trung gian được gọi là histamin. theo thống kê, có đến 90% bệnh nhân mề đay gặp tình trạng tái phát bệnh nhiều lần.

Bệnh khởi phát ban đầu do các yếu tố nguy cơ có khả năng gây bệnh như thời tiết, dị ứng hải sản, môi trường ô nhiễm,… tuy nhiên, việc tái phát của bệnh không còn chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ, mà nay đã trở thành căn bệnh tự phát, với các đốt mẩn ngứa có thể xuất hiện vào bất kì thời điểm nào. vậy vì sao bệnh mề đay là dễ bị tái phát?

1.Điều trị bệnh không đúng cách

Để đảm bảo điều trị bệnh mề đay một cách hiệu quả, người bệnh cần phối hợp giữa nhiều phương án điều trị khác nhau. tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn lệ thuộc vào việc điều trị bằng Thu*c tây để giảm thiểu các biểu hiện gây bệnh ban đầu. loại Thu*c được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay chính là Thu*c kháng histamin. loại Thu*c này đem đến công hiệu nhanh, nhưng chỉ mang tính tạm thời và không có hiệu quả lâu dài đối với người bệnh.

Ngoài ra, việc sử dụng Thu*c kháng histamin lâu ngày cũng đem đến tác động tiêu cực cho thận, gan. đồng thời, làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở tế bào. điều này càng khiến cho bệnh mề đay nhanh chóng bị tái phát hơn.

2. Người bệnh tiếp tục gặp phải các nguy cơ gây bệnh khác

Những nguy cơ gây bệnh phổ biến ở những người mắc chứng nổi mề đay bao gồm:

    Dị ứng thức ăn: Nhiều người vẫn thường gặp dị ứng với một vài loại thực phẩm nhất định như trứng, sữa, hoặc đậu phộng,… đây có thể là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh mề đay.

Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh mề đay rất dễ gặp phải trong cuộc sống, điều này khiến cho tỷ lệ người tái phát mề đay luôn ở mức cao.

Những lưu ý để phòng ngừa mề đay tái phát

1.Kết hợp giữa nhiều phương pháp điều trị bệnh

Mỗi phương pháp điều trị bệnh khác nhau sẽ đem lại hiệu quả điều trị khác nhau cho người bệnh. và nếu chỉ duy trì một phương pháp như sử dụng Thu*c tây, tránh các tác nhân nguy cơ,… việc điều trị dứt điểm bệnh mề đay là rất khó.

Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến bệnh mề đay chính là tình trạng suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm chức năng gan, thận. chính vì vậy, ngoài việc sử dụng Thu*c tây để nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng ban đầu, người bệnh còn cần phải kết hợp thêm với các bài Thu*c y học cổ truyền để tăng cường chức năng của các bộ phận quan trọng trong cơ thể. qua đó, tăng khả năng chống lại các tác động từ những dị nguyên có thể dẫn đến mề đay.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Thói quen sinh hoạt và ăn uống quyết định đến việc duy trì sức đề kháng ổn định, cải thiện sức khỏe và giảm thiểu tác động từ những dị nguyên có thể gây nên bệnh mề đay. Khi gặp các triệu chứng ban đầu, người bệnh nên xác định những nguy cơ có thể gây nên tình trạng nổi mẩn, qua đó, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.

3. Tái khám định kì

Việc khám chữa bệnh mề đay không nên chỉ dừng lại khi người bệnh không còn thấy các triệu chứng nổi mẩn, ngứa. bởi bệnh mề đay hoàn toàn có thể tái phát nhanh chóng và gây nên nhiều phiền toái. để hạn chế việc tái phát, người bệnh nên tái khám định kì để được kiểm tra tình hình sức khỏe và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.

Những thông tin trên đây do thuocdantoc.vn cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không sử dụng thay thế cho những chẩn trị của các bác sĩ có chuyên môn. Người bệnh nếu muốn tìm ra được giải pháp tốt nhất cho bệnh mề đay, cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phong-ngua-me-day-tai-phat-ban-can-luu-y)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY