Bạn nên biết hôm nay

Phòng tránh đau nhức chân tay khi thời tiết chuyển mùa

Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ. Xin quí báo tư vấn nguyên nhân và cách phòng tránh?

Nguyễn Lan Phương (Hà Nội)

đau nhức chân tay mỗi khi trái gió trở trời là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Song, do là bệnh thời tiết nên tình trạng này dai dẳng, dễ tái phát và không dễ chữa trị. Bệnh dễ nặng hơn vào mùa lạnh bởi thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến chân tay càng đau buốt, tê cứng. Chứng tê nhức chân tay chủ yếu là hậu quả của các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm...

Để hạn chế những cơn đau khó chịu này, bạn cần chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung thêm trong bữa ăn hằng ngày các loại thức ăn giàu vitamin nhóm B, canxi, magie như các loại đậu, ngũ cốc, trứng, sữa. Bên cạnh đó, cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ít vận động, gây bất lợi cho sức khỏe nói chung và chức năng hoạt động của chân tay nói riêng. Vận động thường xuyên, lựa chọn mức độ và hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng từng người là điều cần thiết. Các môn thể dục giúp lưu thông máu tốt, có lợi cho người mắc chứng tê nhức chân tay là đi bộ, thái cực quyền, khí công, yoga...; Những khi thời tiết thay đổi, nhất là những ngày trời lạnh hay mưa gió, nên hạn chế đi ra ngoài, giữ ấm tay chân, có thể ngâm tay chân với nước ấm pha chút gừng trước khi đi ngủ. Đồng thời, cũng nên bổ sung vào thực đơn các món ăn tốt cho xương khớp như lá lốt, xương xông...

Nếu đã thực hiện những điều trên mà bệnh không thuyên giảm, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

BS. Hoàng Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-tranh-dau-nhuc-chan-tay-khi-thoi-tiet-chuyen-mua-4595.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời lạnh là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xương khớp xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói người bị bệnh này phải cảnh giác khi thời tiết thay đổi nhất là tháng 3 khi có mưa rào.
  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Theo y học cổ truyền, tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng tý hay bệnh tý.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
  • Tôi 27 tuổi, lấy vợ được hai năm, thỉnh thoảng lại đau nhức ở hai bên tinh hoàn.
  • Chào bác sĩ, Em vừa sinh con khoảng 1 tháng 8 ngày. Khoảng 1 tuần nay em đau nhức bầu vú bên phải, bầu vú căng cứng, nổi cục. Em đã chườm nóng và dùng máy hút sữa hút ra thì ban đầu chỉ hút được 1 ít sữa, 2 ngày nay thì có hiện tượng khả quan hơn, sửa được hút ra nhiều hơn, sau khi chườm nóng nhưng sau khi hút sữa xong là em lại bị đau trở lại, hoặc sau khi chườm nóng thì lại bị đau.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền đinh hương có mùi thơm, vị cay, tính ôn, đi vào các kinh phế, tỳ, vị và thận. Có tác dụng ôn trung (ấm bụng), noãn thận (ấm thận), kích thích tiêu hóa, chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY