Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phòng tránh nhiễm khuẩn vết bỏng

Con gái tôi bị bỏng nặng nước sôi. Sau khi sơ cứu và điều trị được dặn phải đề phòng nhiễm khuẩn vết bỏng.

dieuquaninh@yahoo.com 

Khi bị bỏng, da bị phỏng hoặc trầy, loét mất hàng rào bảo vệ cơ thể, làm cho vi khuẩn thường trú trên da và môi trường bệnh viện dễ dàng thâm nhập người bệnh qua vết bỏng.

Dấu hiệu của nhiễm khuẩn vết bỏng gồm: sự thay đổi độ dày, từ một vết bỏng dày từng phần sang thành dày toàn bộ;  thay đổi màu sắc như vết bỏng màu nâu tối hay chuyển màu đen, tại mô bình thường ở bờ vết thương xuất hiện màu đỏ mới hoặc phù nề, mô hoại tử bị tách ra khỏi mô dưới da và thoái hóa vết thương với sự xuất hiện một mô hoại tử mới; xuất hiện màu xanh tại vết thương; biến đổi thân nhiệt, giảm huyết áp... nhưng cần chú ý rằng: có khi thân nhiệt thay đổi là do rối loạn chức năng điều hòa nhiệt độ, tim đập nhanh và tăng thông khí là do thay đổi chuyển hóa do bỏng nặng mà không phải là các dấu hiệu của nhiễm khuẩn.

Nắm vững các triệu chứng trên là bạn có thể phát hiện sớm nhiễm khuẩn vết bỏng. Đối với những vết thương đã có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn không nên xử lý tại nhà mà nên nhờ đến các nhân viên y tế can thiệp.      

BS. MINH HÀ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/phong-tranh-nhiem-khuan-vet-bong-n188716.html)

Chủ đề liên quan:

nhiễm khuẩn vết bỏng

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY