Tai , Mũi , Họng hôm nay

Phòng và chữa mất tiếng

Tôi để ý nếu đã nói nhiều mà uống nước đá hay ăn đồ chua càng dễ bị mất tiếng. Xin hỏi bác sĩ cách phòng và chữa trị.

Công việc hàng ngày của tôi là phải nói nhiều nên thỉnh thoảng tôi lại bị mất tiếng, khản cổ. Tôi để ý nếu đã nói nhiều mà uống nước đá hay ăn đồ chua càng dễ bị mất tiếng. Xin hỏi bác sĩ cách phòng và chữa mất tiếng, khản cổ.

(Đoàn Công Mạnh, manhdc579@ymail.com)

Chào bạn,

Trên thực tế, người ta thường bị mất tiếng khi phải nói nhiều, hò hét, hátnhiều, hút Thu*c, uống rượu, ăn uống đồ lạnh sau khi nói nhiều, viêm họng...

Âm thanh của tiếng nói được tạothành khi có luồng không khí từ phổi đi lên làm rung các dây thanh của thanh quản mà phát ra. Lúcphát âm, dây thanh khép kín, biến đổi dày, mỏng, căng, chùng theo từng âm tiết. Mất tiếng xảy rakhi sự rung động của dây thanh không đều hay hai dây thanh bị phù nề không khép được kín khi phátâm. Có thể do dây thanh âm bị viêm mạn tính, trở nên dày, cứng, kém rung động. Các tổn thương: xơhóa dây thanh, polyp dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh... cũng làm cho mất tiếng.

Chữa bệnh phải dựa vào nguyên nhân gây mất tiếng: do viêm thanh quản cấp thìphải dùng các Thu*c: kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau chống viêm, giảm phù nề, vitamin, giữ ấm vùng cổhọng, kiêng nói trong vài ba ngày. Nếu do viêm thanh quản mạn tính, cần hạn chế nói chuyện, ho khạcđể thanh quản được nghỉ ngơi. Các bệnh như hạt xơ, polyp thanh quản, u nang dây thanh... thì phảiphẫu thuật để điều trị.

Phòng bệnh: tránh nói to, nóinhiều, kiêng các thức ăn chua, cay, lạnh như nước đá, kem, giảm uống rượu bia, không hút Thu*c láThu*c lào...

AloBacsi.vnTheo BS. Nguyễn Bằng Việt - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/phong-va-chua-mat-tieng-n79987.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Khản tiếng (mất tiếng) thuộc phạm vi chứng thất âm, có liên quan đến công năng hoạt động thất thường của 2 tạng...
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY