Tin tức hôm nay

Tin tức

Phục vụ nghiên cứu khoa học bằng những nét vẽ

Những mẫu thực vật tưởng như vô tri vô giác, nhưng dưới những nét vẽ đã trở nên rất sống động và cuốn hút. Thật may là người họa sĩ ấy lại có những am hiểu sâu sắc về thực vật như một nhà khoa học thực thụ, trước khi tái hiện chúng bằng cái nhìn của một nghệ sĩ.

Tuy minh họa thực vật vẫn chưa được xem như là một nghề tại việt nam, song chính những bức vẽ của cô lại xuất hiện rất nhiều trong các bài báo khi công bố loài mới hoặc trong những đề tài nghiên cứu về thực vật nhờ khả năng truyền đạt thông tin khoa học rất chi tiết.

Tìm hồn từ những lát cắt

Trong căn phòng của một công ty dược nơi cô đang làm việc ở Hà Nội, Phan Thị Giang chỉ cho tôi xem nhiều mẫu thực vật trên chiếc máy tính xách tay của cô, được chụp rất nét với nhiều góc độ khác nhau và khá chi tiết. Vừa chỉ, cô gái trẻ sinh năm 1994 vừa cho biết, thường thì cô hay vẽ theo ảnh chụp do mẫu vật tươi nếu không được bảo quản tốt dễ bị héo hoặc hỏng. Biết rằng nếu có mẫu vật tươi để quan sát thực tế thì sẽ rõ hơn, dễ hơn, tranh sẽ có hồn hơn, cô vẫn vẽ dựa trên ảnh. Bộ ảnh chụp phải sắc nét, chi tiết bởi nếu mờ hay không đầy đủ, cô sẽ không vẽ được chi tiết hoặc sai thực tế so với mẫu vật.

Nói rồi, Giang chăm chú nhìn vào chiếc máy tính, như để quan sát tất cả các đặc điểm của cây, từ thân, ngọn, rễ, lá và hoa. Giang cho biết, dựa trên quan sát, cô có thể tham khảo thêm các tài liệu về cây hoặc loài đó, chọn ra những chi tiết đắt giá, giúp nhận biết cây thuộc loài nào và các chi tiết phân biệt với các loại cây khác cùng loài. Từ đó, cô biết mình cần phải làm nổi bật điều gì và không bỏ sót những đặc điểm khi vẽ. Theo Giang, đây là quá trình khó nhất khi vẽ minh họa thực vật.

Giang mở ứng dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh rồi cắt ghép các chi tiết của một mẫu vật vào khung khổ A4 theo chiều dọc, trước lúc cô gửi file cho nhà thực vật học hoặc các thầy, cô giáo kiểm tra lại. Theo như cô nói, nếu bố cục tranh được chấp nhận, cô sẽ vẽ ngay và ngược lại, nếu bố cục sai hoặc không phù hợp, cô sẽ phải chỉnh sửa.

Và tôi không phải chờ đợi quá lâu để được tận mắt xem cô gái trẻ xinh đẹp này thực hiện các nét vẽ điêu luyện. Bức vẽ sau khi được đánh bóng nhìn rất có hồn, đúng tỷ lệ, thể hiện chính xác các đặc điểm và hình dáng thực tế của cây. Giang cho biết thêm, không phải bức vẽ nào cô cũng có thể hoàn thành nhanh như vậy, thậm chí là cô thường mất từ 5 đến 7 giờ để kết thúc một bức. Ở đây, ngoài thời gian quan sát, việc xây dựng bố cục cũng khá lâu. Nếu những bức ảnh được chụp chi tiết, rõ nét, cô sẽ vẽ nhanh hơn.

Đấy là một bức vẽ minh họa thực vật phục vụ khoa học và cũng là một trong hai phong cách mà giang đang thực hiện. lối vẽ chân thực này chỉ dành cho việc các nhà thực vật học công bố loài, nghiên cứu, đăng bài trên các tạp chí và khi vẽ cần chính xác, chi tiết của hoa, lá, quả, hạt... thí dụ, khi vẽ một chiếc lá, người họa sĩ cần xác định các đặc điểm của lá như lá hình gì (tròn, thuôn, tim...), lá có xẻ thùy hay không, có gai hay không, gân lá hình chân chim, so le hay song song... như để chứng minh, giang đã cho tôi xem bức vẽ chi tiết loài mahonia retinervis, một loài thực vật có hoa trong họ hoàng mộc được p.g. xiao và y.s. wang công bố trên tờ journal of medicinal materials năm 2019 mà cô minh họa.

Lối vẽ thứ hai mà Giang nhắc đến là vẽ tối giản, thường dùng để in bao bì, ấn phẩm, tranh nghệ thuật... Họa sĩ chỉ cần chọn số đặc điểm nổi bật nhận biết của cây thay vì vẽ chi tiết. Thí dụ cây nhân sâm thì người ta thường vẽ củ, vẽ cụm quả và lá chân chim (có năm lá) hoặc đôi khi chỉ cần vẽ củ.

Bất ngờ được thỏa đam mê

Nếu chỉ nghe giang nói và nhìn cô vẽ, sẽ không ai tin rằng cô đang làm trong ngành dược và việc vẽ minh họa thực vật, không phải là nghề chính, chỉ là tay ngang trong lúc rảnh rỗi của cô. quả thật, trong khi nghề minh họa thực vật đã xuất hiện từ năm 50 đến 70 sau công nguyên và trở nên phổ biến trên thế giới vì những đóng góp đáng kể trong các ấn phẩm khoa học thực vật, đây vẫn chưa được xem là một nghề ở việt nam. thú vị là tất cả chúng ta đều ít nhiều nhìn thấy những minh họa thực vật ở đâu đó trong sách sinh học từ lớp 6, trong bảo tàng hay trong một vườn bách thảo nào đấy. nói ngắn gọn, chúng là những bản vẽ chi tiết về một loài thực vật và các thành phần của chúng. mở rộng ra, đây là một ngành học cần thiết cho các nghiên cứu về thực vật học, truyền đạt thông tin khoa học chi tiết và chính xác hơn những bức ảnh được chụp bằng máy ảnh chuyên nghiệp hoặc điện thoại thông minh.

Giang không xem minh họa thực vật như một nghề, cũng như cô không phải là một nhà nghiên cứu hay một nhà thực vật học, dù số phận đã sắp đặt cô gắn bó với bút vẽ, với cỏ, cây, hoa, lá... trong nhiều năm qua. giang kể, từ nhỏ cô đã thích vẽ và ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang. thế nhưng, lên bậc thpt, cô lại chọn học khối a chỉ để sau này dễ tìm việc hơn. và cô đỗ vào trường đại học dược hà nội năm 2012, chuyên ngành dược lâm sàng, cùng với ý nghĩ theo kiểu chấp nhận là sẽ không có cơ hội hoặc phải rất lâu nữa khi công việc ổn định, cô mới có thể theo đuổi trở lại đam mê thuở bé là vẽ.

Vậy mà chính trường đại học dược hà nội đã giúp giang bén duyên với vẽ minh họa thực vật, ngay ở năm thứ hai khi cô học môn thực vật dược do bộ môn thực vật đào tạo, giúp sinh viên sẽ được học về các đặc điểm và nhận biết các cây Thu*c. sau đó, cô đã xin tham gia nghiên cứu ở bộ môn thực vật. thấy cô có khả năng phân tích các đặc điểm thực vật, lại có năng khiếu vẽ, pgs, ts trần văn ơn và thầy nghiêm đức trọng đã khuyến khích cô vẽ minh họa thực vật.

Ngoài việc học trên giảng đường, Giang còn theo các thầy, cô giáo đi thực địa, qua đó giúp cô yêu thích chuyên ngành thực vật hơn, học được nhiều hơn từ quan sát, phân tích các đặc điểm của cây, cỏ. Giang cho biết, cô rất cảm kích và biết ơn thầy Trọng, một trong những chuyên gia hàng đầu về xác định tên loài, bởi ông giúp cô đến với vẽ minh họa thực vật, cũng như hỗ trợ tài liệu và hướng dẫn cô cách tra nguồn tài liệu về cây...

Năm 2016, lần đầu tiên giang vẽ minh họa thực vật, khi cô tham gia đề tài nghiên cứu về berberin cùng các thầy, cô giáo bộ môn thực vật. sau đó một năm, như một món quà chia tay những năm tháng đại học, thầy trọng đã đăng những bức vẽ minh họa cho ba loài cây mà cô nghiên cứu trong đề tài của mình lên facebook. từ đấy, cái tên “phan giang” đã được biết đến nhiều hơn trong giới nghiên cứu thực vật học, cũng như là cơ hội đưa cô hợp tác với bảo tàng hà nội trong dự án có chủ đề “30 loài cây Thu*c của ba vì” và “cây đường phố hà nội” vào năm 2018 - 2019.

Theo người bạn đã giới thiệu giang với tôi, những nhà thực vật học như anh đều nhờ cô vẽ minh họa cho các bài báo công bố loài trong nước và quốc tế hay đề tài nghiên cứu của họ trong nhiều năm qua. lợi thế của cô không chỉ ở khả năng vẽ đẹp mà còn vì cô vẽ đúng, vẽ chính xác mẫu thực vật mà họ muốn mà không cần phải soi mẫu dưới kính hiển vi. dĩ nhiên, nói thế không có nghĩa một họa sĩ như giang không đặt trí tưởng tượng và sự sáng tạo vào công việc của mình, khi những bức vẽ của cô đầy sống động, có hồn và rất nghệ thuật.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/phuc-vu-nghien-cuu-khoa-hoc-bang-nhung-net-ve-661006/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY