Với 100% đại biểu có mặt tán thành, sáng 8.6, quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh châu âu (evfta).
Nghị quyết nêu rõ, áp dụng toàn bộ nội dung của Hiệp định, trong đó: Áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định tại Phụ lục 2 kèm theo Nghị quyết này. Áp dụng các quy định của Hiệp định tại Phụ lục 3 kèm theo Nghị quyết này cho đến ngày Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009/QH12 và Luật số 42/2019/QH14 được sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thi hành.
Áp dụng Hiệp định với Vương quốc Anh trong thời gian từ ngày Hiệp định có hiệu lực đến hết ngày 31.12.2020 (có thể gia hạn đến 24 tháng theo thỏa thuận giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu về việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu).
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu quốc hội về việc hiệp định, hầu hết ý kiến đều bày tỏ nhất trí cao với tờ trình của chủ tịch nước, báo cáo thuyết minh của chính phủ và báo cáo thẩm tra của ủy ban đối ngoại quốc hội, tán thành việc quốc hội hiệp định tại kỳ họp thứ 9, quốc hội khóa 14.
Các đại biểu quốc hội cho rằng việc phê chuẩn hiệp định là phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của đảng và nhà nước; đồng thời đánh giá hiệp định có chuẩn mực cao nhất hướng tới một không gian tiềm năng lớn nhất với 27 quốc gia thành viên của liên minh châu âu, trong đó có nhiều quốc gia thuộc nhóm đứng đầu thế giới về thương mại, đầu tư.
Việc hiệp định thương mại tự do và hiệp định bảo hộ đầu tư với liên minh châu âu sẽ đem lại cho nước ta nhiều lợi ích, thúc đẩy gia tăng thương mại hai chiều giữa hai bên, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và có tính bổ trợ lẫn nhau, tăng quy mô xuất khẩu một số ngành hàng thế mạnh của việt nam nhất là hàng nông sản, thủy sản, may mặc.
Doanh nghiệp và người dân sẽ có điều kiện mua máy móc, thiết bị hiện đại với giá cả phải chăng, người dân sẽ được tiếp cận hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao như nhóm hàng hóa mỹ phẩm được người ưa chuộng với giá cả thấp hơn.
Các đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc phê chuẩn hiệp định thúc đẩy nước ta tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại, tăng năng lực cạnh tranh trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội rà soát, tiếp tục hoàn thiện nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn.
hiệp định bảo hộ đầu tư giữa một bên là việt nam và một bên là liên minh châu âu và các nước thành viên liên minh châu âu (evipa).
Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu quốc hội cho biết hầu hết ý kiến các vị đại biểu đều nhất trí cao tờ trình của chủ tịch nước, báo cáo thuyết minh của chính phủ và báo cáo thẩm tra của ủy ban đối ngoại của quốc hội, tán thành hiệp định đồng thời với hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và liên minh châu âu tại kỳ họp thứ 9 quốc hội khóa 14.
Các đại biểu quốc hội cho rằng hiệp định sẽ mang lại cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phục hồi kinh tế sau đại dịch covid-19.
Có ý kiến đại biểu quốc hội cho rằng trong những năm qua, việt nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 370 tỉ usd, nhưng khu vực châu âu chỉ khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỉ usd; việc hiệp định giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại, công nghệ mới và công nghệ sạch từ các nước châu âu.
Các ý kiến đại biểu nhất trí nội dung của hiệp định không trái với hiến pháp và cơ bản phù hợp với hệ thống pháp luật việt nam, tán thành ban hành nghị quyết của về việc công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo hiệp định.
Về áp dụng điều ước quốc tế, nghị quyết khẳng định: áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của hiệp định, trừ các khoản 2, 3, 4 và 5 điều 3.57 chương 3 của hiệp định này. ban hành nghị quyết của về công nhận và cho thi hành tại việt nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo hiệp định để thực hiện các khoản 2, 3, 4 và 5 điều 3.57 chương 3 của hiệp định.
Thủ tướng chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện hiệp định; phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện hiệp định; chuẩn bị nguồn lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi thế mà hiệp định đem lại; xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hiệp định, hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp với nhà đầu tư mà phía là bị đơn.
Tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân; thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả và hiệu quả thực thi các cam kết đã ký trong hiệp định, định kỳ hàng năm báo cáo về việc thực hiện hiệp định.