Bác sĩ Hương khám bệnh tại Viện Tim (BV Bạch Mai). Ảnh: T.Hà
Sinh ra và lớn lên ở phố hàng bè (hà nội), chất thanh lịch của người tràng an như hội tụ đủ đầy trong con người pgs.ts trương thanh hương, giảng viên cao cấp trường đh y hà nội, (bệnh viện bạch mai). lối nói chuyện khúc chiết, chất giọng nhẹ nhàng, âm lượng vừa phải, thần thái trên gương mặt, trong ánh mắt khi truyền tải thông tin đến người đối diện của chị đủ có thể hình dung chị được giáo dục kỹ lưỡng thế nào. bố mẹ làm trong quân đội, tuổi ấu thơ theo cha mẹ đi khắp nơi công tác, hình ảnh những bác sĩ quân y trở nên thân gần với cô bé thanh hương. ngọn lửa đam mê với ngành y đã nhen nhóm từ những ngày đó, trở thành khát khao mỗi năm một lớn dần trong suy nghĩ của cô.
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển trường ĐH Y, Hương biết mình bắt đầu một hành trình mới. Không ai ngờ cô gái có gương mặt xinh xắn, vóc dáng nhỏ bé ấy lại có được sức mạnh tinh thần lớn đến vậy để tải được khối lượng kiến thức khổng lồ suốt 6 năm học. Hương đưa thầy cô và bạn bè đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi cô luôn ở nhóm dẫn đầu của khóa. Đam mê với chuyên ngành Mắt bởi tự nhận thấy mình khéo tay, yêu thích và mong được khám phá sự tinh xảo của đôi mắt. Cô cũng say mê với những căn bệnh truyền nhiễm nhưng cơ duyên lại mang Hương đến với Tim mạch và trở thành một trong hai bác sĩ nội trú đầu tiên của khoa Tim mạch khóa 1 (Trường đại học Y Hà Nội).
“nhiều khi quá nửa đêm, rạng sáng, chỉ cần nghe có ca nào đặc biệt là chúng tôi lại rần rần kéo nhau tới thăm khám, khai thác thông tin từ người bệnh. lúc đó không có sự mệt mỏi mà chỉ có đam mê, mong muốn được học hỏi và đương đầu với những thử thách khó khăn nhất”, nhớ lại quãng đời thanh xuân. không có khó khăn nào cản bước được chị. bởi với chị những gập ghềnh mà mình đối mặt không là gì so với những đau đớn, vất vả của những người bệnh mà hằng ngày chị chăm sóc, điều trị. tự động viên mình theo hướng tích cực đó, nữ bác sĩ trẻ lần lượt đi qua những trở ngại để thành công hơn trên con đường sự nghiệp.
Thấy tôi chăm chú ngắm bức ảnh thời chị còn trẻ chụp cùng một phụ nữ trong buồng bệnh, chị cười khẽ: “Kỷ niệm nghề nhớ mãi của chị đấy, đó là bệnh nhân đầu tiên chị điều trị khỏi khi còn đang học bác sĩ nội trú. Thầy chị bảo đứng vào thầy chụp cho bức ảnh kỷ niệm đánh dấu thành công”. Nghe chị nói, nhìn cách chị nâng niu bức ảnh, tôi hiểu sức mạnh tinh thần mãi là vũ khí giúp chị thành công. Ký ức đó là dấu ấn đặc biệt trong suốt quãng thời gian làm nghề gần 40 năm qua.
Ở lĩnh vực nào cô gái nhỏ nhắn ấy cũng mang sẵn sức mạnh tinh thần và trí tuệ nổi trội, Hương cũng là nữ bác sĩ nội trú Tim mạch đầu tiên được chọn đi học bác sĩ nội trú ở Pháp bởi thành tích học tập “khủng”. Tốt nghiệp bác sĩ nội trú với số điểm cao, bác sĩ Trương Thanh Hương trở thành giảng viên Trường đại học Y Hà Nội, sau đó được cử đi tu nghiệp về tim mạch học lâm sàng và siêu âm doppler tim tại Đại học Paris VI, Bệnh viện Saint-Antoine Paris, tiếp đó là tu nghiệp về tim bẩm sinh tại Bệnh viện Robert Debre. Những ngày đầu đến Pháp, cô gái trẻ choáng ngợp bởi sự khác biệt về kinh tế, xã hội, y học. Làm thế nào để giỏi được như họ - đó là câu hỏi luôn thôi thúc Hương. Thay vì đi mua sắm, tham quan, cô dành thời gian kết nối với những chuyên gia giỏi để nâng vốn kiến thức.
Khi trở về nước, bác sĩ Hương là một trong số rất ít bác sĩ có kiến thức chuyên môn cận lâm sàng tốt, tiệm cận xu thế điều trị hiện đại. Các giảng viên, giáo sư gạo cội của ngành y lúc đó hầu hết đều mong muốn chị sẽ chú trọng theo con đường siêu âm tim.
Bác sĩ Hương giảng lâm sàng cho các học trò trong lúc khám cho bệnh nhân
PGS.TS Trương Thanh Hương nhận giải thưởng Kovalevskia 2020. Ảnh: Nguyễn Á
Một lần nữa, bác sĩ Hương lại mở ra cho mình một cánh cửa mới, đó là nghiên cứu tim mạch trong mối quan hệ với tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. PGS.TS. Trương Thanh Hương nhớ lại: “Ngày đó, thầy Phạm Gia Khải là người lắng nghe tôi nhiều nhất. Thầy rất giỏi ngoại ngữ và là người có tầm nhìn xa, có những ý tưởng đi trước thời đại. Nhưng mình thầy Khải đồng ý thì cũng chỉ là 1/7 ý kiến của Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài nghiên cứu sinh. Sau khi thấu tỏ vấn đề, chính thầy Khải là người tích cực, chủ động cùng tôi thuyết phục các thầy khác trong hội đồng. Ngày đó, theo thầy Khải: học trò của thầy trong những lĩnh vực siêu âm tim không chỉ có mình Hương. Vì vậy, việc bác sĩ Hương đi vào một khoảng trống chưa có người nghiên cứu thì thực sự nên khuyến khích”.
“năm 1995, số lượng bệnh nhân hiếm, các thiết bị, phương tiện chẩn đoán còn thiếu thốn. tuy nhiên, thực tế từ quá trình tu nghiệp và số liệu thống kê của nhiều nước phát triển cho thấy, sau khi kết thúc chiến tranh, số bệnh nhân có bệnh lý tim mạch do tăng huyết áp, lipid máu tăng lên bởi chế độ ăn uống tốt và ít vận động hơn. đó là lý do khiến tôi bắt đầu nghiên cứu và theo đuổi đề tài này cho tới tận bây giờ”, chia sẻ.
Năm 2020, nối tiếp những đề tài trước đây, công trình nghiên cứu “xây dựng bản đồ đột biến gen bệnh tăng cholesterol máu gia đình và đề xuất mô hình quản lý bệnh tại việt nam” do làm chủ nhiệm đã chính thức được bộ khoa học và công nghệ cấp giấy xác nhận. công trình xây dựng thành công mô hình sàng lọc, chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tăng cholesterol máu gia đình tại việt nam và chuyển giao đến các cơ sở y tế. thông qua công trình, các bệnh nhân và gia đình họ có thể tiếp cận được việc chẩn đoán, điều trị sớm, ngăn chặn việc phát tán nguồn gen bệnh và phòng, chống biến chứng gây tàn phế, thậm chí gây Tu vong như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, xơ vữa động mạch.
Hỏi chị có lúc nào thấy mệt mỏi hay nhụt chí vì những lựa chọn của mình thường không được số đông ủng hộ ngay từ đầu, chị hóm hỉnh: “Nếu chị chỉ dừng lại ở một công việc an toàn, không chủ động mở cho mình những lối đi mới thì đâu biết được rằng, sau những đồi núi hiểm trở kia lại là một thung lũng đầy hoa”. Bác sĩ Hương “thú nhận”, cuộc sống luôn có những nốt trầm, những khoảng lặng đáng sợ, nhưng nếu mình cứ đắm chìm vào đó sẽ mất đi năng lượng tích cực. Và chị hóa giải những tiêu cực đó bằng cách tìm kiếm thêm những kiến thức mới để mọi nỗi buồn chỉ như gió thoảng qua… Hành trình hơn 40 năm theo học và gắn bó với nghề Y đã cho chị hiểu kiến thức chính là thứ khiến người phụ nữ trở nên xinh đẹp, hấp dẫn chứ không phải những bộ váy áo, những phụ kiện đắt tiền. Càng có tuổi chị càng trau dồi thêm cho mình những kiến thức mới, bởi lẽ chị tâm niệm ở tuổi nào cũng cần đẹp.
Không sáo mòn khi nhắc lại, rằng thời gian sẽ thiêu trụi nhan sắc, tuổi tác, chỉ còn lại vẻ đẹp của trí tuệ và trái tim nhân hậu là bất tử…
sáng 5/3, được hội liên hiệp phụ nữ việt nam trao giải thưởng kovalevskaia năm 2020 ở hạng mục cá nhân. “giải thưởng này chứng tỏ rằng tôi đã chọn được một con đường đúng đắn để đi tới trong cuộc đời y thuật của mình. đó là con đường nghiên cứu khoa học - hợp tác toàn cầu - nhằm phục vụ thực tiễn phòng bệnh, chữa bệnh tim mạch, giảng dạy và đào tạo các bác sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ ngành y gắn với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng” - pgs.ts trương thanh hương.
Thái Hà
Chủ đề liên quan:
Bác sĩ Viện Tim mạch bệnh viện bạch mai Giảng viên cao cấp trường ĐH Y Hà Nội PGS.TS Trương Thanh Hương