Kinh tế xã hội hôm nay

Ra mắt bộ tem “Văn hóa Óc Eo” góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia

(MangYTe) Bộ tem “Văn hóa Óc Eo” do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, nhằm giới thiệu các hiện vật của nền văn hóa Óc Eo, thuộc Vương quốc Phù Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Bnews Bộ tem “Văn hóa Óc Eo” do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, nhằm giới thiệu các hiện vật của nền văn hóa Óc Eo, thuộc Vương quốc Phù Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Một góc trưng bày, giới thiệu bộ tem “Văn hóa Óc Eo” tại Nhà trưng bày hiện vật của Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo -TTXVN

Chiều 1/9, tại Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn), UBND tỉnh An Giang tổ chức họp báo công bố phát hành bộ tem “Văn hóa Óc Eo” năm 2020.
Bộ tem “Văn hóa Óc Eo” gồm 3 mẫu tem và 1 blốc được thiết kế tràn lề với giá mặt 4.000 đồng, 6.000 đồng, 8.000 đồng và 19.000 đồng, do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, nhằm giới thiệu các hiện vật của nền văn hóa Óc Eo, thuộc Vương quốc Phù Nam được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Bộ tem “Văn hóa Óc Eo” gồm 3 mẫu tem và 1 blốc được trưng bày tại Nhà trưng bày hiện vật của Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo -TTXVN

Mẫu tem thứ nhất là hình ảnh tượng Avalokitesvara (vị Bồ tát Quan Thế Âm). Bức tượng nguyên gốc là hiện vật độc bản, tiêu biểu cho loại hình điêu khắc tượng Avalokitesvara thế kỷ VIII, IX ở miền Tây Nam Bộ. Bức tượng xuất xứ từ vùng Ngãi Hòa Thượng, tỉnh Trà Vinh, tiêu biểu cho văn hóa Óc Eo thế kỷ VIII - IX.
Mẫu tem thứ hai là hình ảnh tượng Phật Hòa Bình. Nguyên mẫu của tem là bức tượng Phật bằng gỗ bằng lăng, xuất xứ từ khu Hòa Bình, tỉnh Long An. Đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo, tiêu biểu cho nghệ thuật tạc tượng trong văn hóa Óc Eo thế kỷ III - IV.
Mẫu tem thứ ba là hình ảnh tượng Thần Brahma Giồng Xoài, niên đại thế kỷ VI - VII. Nguyên mẫu là bức tượng Thần Brahma độc bản, được tìm thấy trong quá trình canh tác ở khu vực di tích Giồng Xoài, phía Tây của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng (bìa trái) trao Bằng khen của UBND tỉnh kèm Logo cho đại diện của họa sĩ Nguyễn Du tác giả của bộ tem Văn hóa Óc Eo. Ảnh: Công Mao -TTXVN

Theo ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang, việc phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt “Văn hóa Óc Eo” nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, lòng tự hào và trách nhiệm của người dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Óc Eo - một nền văn hóa đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ I – VII trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ tem được phát hành đúng vào dịp cả nước đang chào mừng kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng cho biết, nền văn hóa Óc Eo là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với Vương quốc Phù Nam và là một bộ phận cấu thành lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Thời gian qua, tỉnh An Giang đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Óc Eo. Đến nay, Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang đã tiếp nhận hơn 5.000 hiện vật văn hóa Óc Eo các loại do nhân dân trong, ngoài tỉnh An Giang tự nguyện hiến tặng để trưng bày, giới thiệu...

Đại biểu tham quan triển lãm bộ “Văn hóa Óc Eo” tại Nhà trưng bày hiện vật của Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang. Ảnh: Công Mạo-TTXVN

Đặc biệt, Chính phủ đã có chủ trương, giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện Đề án nghiên cứu tổng thể di tích văn hoá Óc Eo – Ba Thê, Nền Chùa từ tháng 8/2017 đến nay.

Hiện công tác giải phóng mặt bằng và tổ chức khai quật di tích đã cơ bản hoàn thành, dự kiến cuối năm 2020 sẽ kết thúc với diện tích gần 10 ha đất di tích được thu hồi, hàng chục ngàn hiện vật được thu giữ và sẽ tổ chức xây dựng nhiều mái che để bảo tồn di tích.
Đây là chủ trương có nguồn vốn khoa học của Trung ương, đầu tư lớn nhất từ trước đến nay cho công tác nghiên cứu văn hóa Óc Eo tại An Giang. Việc này hoàn thành sẽ góp phần quyết định công tác tổng kết, đánh giá những thành tựu nghiên cứu khoa học cơ bản nhất về Óc Eo, làm cơ sở để đề xuất UNESCO vinh danh di tích Óc Eo – Ba Thê là di sản văn hóa của nhân loại./.

>>Những hình ảnh đẹp về Giỗ Tổ Hùng Vương qua tem bưu chính

Mạng Y Tế
Nguồn: BNews (https://bnews.vn/ra-mat-bo-tem-van-hoa-oc-eo-gop-phan-khang-dinh-chu-quyen-quoc-gia/168272.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY