Kinh tế xã hội hôm nay

Ra mắt sách Con đã về nhà

(Tổ Quốc) - Ra mắt sách Con đã về nhà; Tìm hiểu về văn hóa người Hà Nhì; Giới thiệu bộ sách “Công dân nhí bảo vệ tự nhiên” và “Hiệp sĩ” nước sạch” là những thông tin văn hóa nổi bật tại Thủ đô Hà Nội trong những ngày qua.

Ra mắt sách "Con đã về nhà"

Nhà xuất bản phụ nữ vừa tổ chức họp báo ra mắt sách "con đã về nhà" và tổng kết chiến dịch bán sách gây quỹ ủng hộ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi covid-19.

"Con đã về nhà" là ký họa cách ly dịch Covid-19 của tác giả Tăng Quang không chỉ phản ánh cuộc sống, sinh hoạt trong khu cách ly mà còn cho thấy giá trị của tình người trong biến cố, về cách lựa chọn thái độ sống, cách thích nghi với hoàn cảnh, tình yêu cuộc sống, sự biết ơn...

Bộ tranh cũng ghi nhận sự đóng góp tận tụy, quả cảm của các bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch, sự hy sinh không quản khó khăn, vất vả của lực lượng bộ đội, công an và những người làm nhiệm vụ ở các khu cách ly.

Tên sách "con đã về nhà" lấy cảm hứng từ chia sẻ của một bà mẹ có con du học ở tây ban nha, từng ở khu cách ly. 3 tuần sau khi nữ sinh viên này đã yên ổn trở về trong vòng tay của gia đình, người mẹ mới thở phào nhẹ nhõm, kể lại hành trình về nhà đầy gian khó của cô con gái.

Khi sách được phát hành, Nhà Xuất bản Phụ nữ kết hợp với Tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương (TYM) tổ chức chiến dịch bán sách gây quỹ hỗ trợ những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn sau dịch Covid-19.

Sau gần một tháng triển khai, chiến dịch bán sách "Con đã về nhà" đã thu được hơn 100 triệu đồng, gây quỹ gần 67 triệu đồng ủng hộ phụ nữ yếu thế chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Tìm hiểu về văn hóa người Hà Nhì

Bảo tàng dân tộc việt nam cho biết, để bảo tồn di sản văn hóa qua kiến trúc dân gian, một nhóm thợ người hà nhì đến từ thôn lao chải, xã y tý, huyện bát xát, tỉnh lào cai đã được mời về tu sửa ngôi nhà của người hà nhì và giao lưu với công chúng trong khuôn viên của bảo tàng.

Đây là ngôi nhà được dựng tại bảo tàng từ năm 2004, có nhiều hạng mục xuống cấp, đang được nhóm thợ tiến hành tháo dỡ, sửa mái, sàn trần, lợp nhà, vá tường đất và sửa lại hàng rào vườn rau…

Việc mời nhóm thợ người hà nhì về bảo tàng cũng là dịp để chủ thể văn hóa cùng nhau truyền dạy kĩ thuật, kinh nghiệm, tri thức dân gian trong việc dựng, sửa nhà, lợp nhà, đồng thời có thêm cơ hội bảo tồn ngôi nhà truyền thống của dân tộc.

Tại đây, những người thợ Hà Nhì còn chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan đến phong tục, tập quán làm nhà của họ tới công chúng. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa ở trong và ngoài địa phương.

Công chúng đến bảo tàng dịp này sẽ được trải nghiệm và tìm hiểu nhiều điều độc đáo về kỹ thuật sửa nhà và những câu chuyện văn hóa của người hà nhì gắn với ngôi nhà của họ. dự kiến, các hoạt động diễn tại bảo tàng dân tộc học việt nam đến hết ngày 12/6.

Giới thiệu bộ sách "Công dân nhí bảo vệ tự nhiên" và "Hiệp sĩ" nước sạch"

NXB Kim Đồng vừa giới thiệu bộ sách "Công dân nhí bảo vệ tự nhiên" và "Hiệp sĩ" nước sạch" nhằm giúp các độc giả nhỏ tuổi nâng cao hiểu biết và quan tâm đến các vấn đề tự nhiên, môi trường.

Bộ sách "Công dân nhí bảo vệ môi trường"của nhiều tác giả, đề cập đến các vấn đề Rác thải, Nước, Đa dạng sinh học, Năng lượng, Không khí, nhưng với cách tiếp cận độc giả nhí vô cùng gần gũi: "Tớ khám phá, tớ tìm hiểu, tớ hành động". Thông qua ngôn ngữ nhẹ nhàng phù hợp với tâm lý của các bạn nhỏ, các tác giả đã đan xen giữa những kiến thức thực tế liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về môi trường đang tồn tại và ảnh hưởng của điều này đến cuộc sống. Không chỉ vậy, các tác giả còn gửi gắm cho bạn đọc những mẹo hay để cá nhân mỗi bạn nhỏ có thể tự biết cách "chữa bệnh" cho môi trường xung quanh.

Cũng là đề tài về môi trường nhưng với "Hiệp sĩ Nước sạch" lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. "Hiệp sĩ Nước sạch" được viết lại từ hành trình thiện nguyện đưa nước sạch đến châu Phi của một bạn nhỏ 10 tuổi người Mỹ tên là Sawyer Andersen. Hành trình ấy bắt đầu khi Sawyer nghe cha kể về cuộc sống khó khăn của người dân Châu Phi khi không có nước sạch. Hàng ngày, có những em bé còn nhỏ tuổi hơn Sawyer vẫn phải đi bộ hàng giờ để tìm nước ở giếng hoặc các ao bẩn nhưng điều này cũng không phải dễ dàng gì. Với ý tưởng tốt đẹp và lòng quyết tâm của mình, Sawyer đã xây dựng dự án "Một chiếc túi – Một sự sống". Từ những chiếc bánh quy của bà được em đem bán trong Hội chợ cuối tuần, cô bé đã tự tay thiết kế và may nên những chiếc túi mang tên Hy vọng với mong muốn mỗi ngôi làng ở Châu Phi sẽ không còn vắng bóng những cái giếng nước sạch nữa.

Sawyer Andersen đã kể và vẽ lại câu chuyện thiện nguyện tràn đầy cảm hứng của mình và tiếp tục truyền thông đi thông điệp "Trẻ em cũng có thể tạo ra sự khác biệt". Trước khi dịch Covid-19 tràn đến Mỹ, Sawyer đã thực hiện hơn 100 bài thuyết trình về tầm quan trọng của nước sạch và việc giúp đỡ trẻ em ở những vùng khó khăn tiếp cận với nước sạch.

Lan Anh (t/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/ra-mat-sach-con-da-ve-nha-20200610124414534.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY