Kinh tế xã hội hôm nay

Rằm tháng 7 Vu lan: Làm sao báo hiếu cha mẹ khi không đi chùa vì dịch?

Nhiều người nghĩ Rằm tháng 7 hay còn gọi lễ Vu Lan là dịp để làm các việc thiện, công quả để báo hiếu, tưởng nhớ cha mẹ đã khuất. Nhưng theo quan niệm nhà Phật, như thế nào mới là báo hiếu?

Cứ đến tháng 7 âm lịch hằng năm - mùa Vu lan báo hiếu nhiều người đi chùa tụng kinh, làm công quả hoặc tham gia các đoàn từ thiện, cũng như chọn cách ăn chay nguyên tháng để cầu sức khỏe, an lạc cho cha mẹ của mình. Người nào cha mẹ đã mất thì cầu cho đấng sinh thành được siêu sanh tịnh độ.

Trong dịp lễ Vu Lan những năm trước, khi chưa có dịch Covid-19, nhiều người đi chùa vào đúng ngày này để được cài trang trọng lên ngực bông hồng đỏ hoặc bông hồng trắng với lòng biết ơn hiếu lễ.

Năm nay, vì ảnh hưởng của dịch, các chùa không làm lễ lớn, cũng như không mời sư thầy ở chùa khác đến dự lễ. Vậy ngoài chọn ngày lên chùa làm công quả, tụng kinh, chúng ta nên làm gì để báo hiếu cha mẹ?

Nguồn gốc Vu lan báo hiếu

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, trụ trì chùa Kỳ Quang 2 (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết, trong kinh Vu Lan bồn có nhắc đến vị Bồ tát Mục Kiền Liên có tấm lòng hiếu hạnh đi vào địa ngục cứu mẹ là bà Thanh Đề nhưng nhiều lần không thành vì nghiệp của bà còn quá nhiều.

Theo Hòa thượng Thích Thiện Chiếu, Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của Phật, được khen ngợi là người thần thông tuệ nhất. Ngược lại, mẹ của Mục Kiền Liên, bà Thanh Đề lại phỉ báng Phật giáo, có lòng tham, sân si.

Rằm tháng 7 Vu lan: Làm sao báo hiếu cha mẹ khi không đi chùa vì dịch? - ảnh 1

Chùa Kỳ Quang 2 làm lễ Vu lan thời chưa có dịch Covid-19

Ảnh: Độc Lập

Có nhiều câu chuyện nói về lòng tham, cách sống của bà Thanh Đề không phải phép, phạm phải nhiều tội nên mang nghiệp nhiều.

Khi ch*t, vì nghiệp của mình phải trả nên bà Thanh Đề biến thành con ma đói, bụng to như cái bồn nhưng cái miệng rất nhỏ nên bụng đói nhưng ăn không được. Mục Kiền Liên dùng mắt thần nhìn thấy mẹ ở dưới địa ngục như vậy nên đã xuống dâng cho mẹ một chén cơm nhưng khi cầm chén cơm thì chén cơm biến thành lửa.

Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật nói rằng vì mẹ của Mục Kiền Liên tạo nghiệp quá nặng nên chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó.

Rằm tháng 7 Vu lan: Làm sao báo hiếu cha mẹ khi không đi chùa vì dịch? - ảnh 2

Mùa Vu lan, người người đi chùa cầu những điều phước lành cho đấng sinh thành

Ảnh: Độc Lập

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Kiền Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này.

Từ đó, vào dịp tháng bảy âm lịch hằng năm, các Phật tử tổ chức cúng dường trai tăng, dâng phẩm vật lên Tam bảo để cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ được siêu thoát. Đó là một hình thức để báo hiếu cho những người thân đã mất trong gia đình.

Báo hiếu cha mẹ thế nào?

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu phân tích, Vu lan báo hiếu là dịp được chúng ta xem là nên làm những điều thiết thực để đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Người nào còn cha, còn mẹ thường mua những món quà chăm sóc sức khỏe, nấu những bữa cơm ăn cùng nhau. Người nào mất cha mất mẹ thường tụng kinh, làm công quả ở chùa.

Ngoài ra, nhiều người cũng có thói quen dịp này làm nhiều việc thiện như phát cơm cho người nghèo khó, tặng gạo cho những hoàn cảnh khó khăn… Hòa thượng Thích Thiện Chiếu nhận định đây đều là những việc làm xuất phát từ tâm, từ tấm lòng hiếu hạnh của con cái đối với cha mẹ.

Rằm tháng 7 Vu lan: Làm sao báo hiếu cha mẹ khi không đi chùa vì dịch? - ảnh 3

Hòa thượng Thích Thiện Chiếu

Ảnh: Vũ Phượng

Nhưng Hòa thượng Thích Thiện Chiếu cũng cho rằng, như vậy là chưa đủ để báo hiếu ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ. Vị trụ trì chùa Kỳ Quang 2 phân tích, đời là khổ, làm sao cho mọi người hết cảnh khổ này, hiếu hạnh của Phật là để cho mọi người không còn khổ nữa. Hết khổ thì được vui an lạc, đạo Phật mệnh danh là đạo hiếu, trọn vẹn hiếu hạnh là đạt được giá trị như Phật đã dạy.

“Vì vậy, tất cả những ngày tháng trong năm, mọi người cần sống như một người con có hiếu hạnh làm đầu, đó là cách sống hay nhất, tốt nhất trong cuộc đời này. Mình là con luôn phải nghĩ có cha mẹ thì mới có mình, nên phải sống làm sao cho xứng đáng.

Mình có gia đình thì phải nuôi con mình thật tốt, được học hành, được nên người để đền đáp ơn cha mẹ ở trên. Con mình nên người, học được cái hạnh của mình, sau này tình thương sẽ được lan tỏa, tiếp nối nhau, tạo những giá trị tốt đẹp cho gia đình và xã hội”, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu phân tích.

Rằm tháng 7 Vu lan: Làm sao báo hiếu cha mẹ khi không đi chùa vì dịch? - ảnh 4

Chúng ta nên sống yêu thương tất cả mọi người và yêu thương chính mình để đấng sinh thành luôn mỉm cười

Ảnh: Độc Lập

Vì vậy, Hòa thượng đưa ra lời khuyên, mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày phải làm gì cho có ý nghĩa, làm gì cũng đem đến niềm vui cho mọi người, đừng bao giờ ai làm phải buồn phải khổ.

Mỗi chúng ta cũng không nên mắng chửi ai mà nên nói những lời dễ nghe, ai sai thì góp ý chân thành để họ cảm nhận và sửa đổi. Chúng ta cũng không thể đánh ai được, vì đánh người là gây nghiệp.

“Có như vậy thì mọi người mới hết khổ. Chúng ta phải biết thương tất cả mọi người và thương chính mình mọi lúc, mọi nơi. Làm được như vậy thì cha mẹ ở trên có thể luôn mỉm cười, không riêng gì tháng 7 Vu lan”, Hòa thượng Thích Thiện Chiếu nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/ram-thang-7-vu-lan-lam-sao-bao-hieu-cha-me-khi-khong-di-chua-vi-dich-1273318.html)

Tin cùng nội dung

  • Vào ngày rằm tháng 7, cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, nhiều ngôi chùa ở Hà Nội từ sáng sớm đã đón hàng nghìn gia đình đến làm lễ cầu an. Trong khi đó, ở TP HCM, người dân cũng đổ về các ngôi chùa để thả hoa đăng cầu chúc cho cha mẹ nhiều sức khỏe.
  • (MangYTe) Theo quan niệm của người Việt Nam, tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn. Vậy tại sao lại có cách gọi này? Hãy cùng Lịch ngày tốt tìm về quá khứ để có được câu trả lời nhé.
  • (MangYTe) Năm nay, không phải ai cũng để ý Lễ Vu Lan 2018 là ngày nào theo lịch Dương và có những hoạt động gì trong ngày đó để họ có thể thể hiện lòng hiếu thảo của mình.
  • (MangYTe) Trong cuộc đời này, bất kể là từng yêu ai hay từng được ai yêu cũng không thể có thứ tình cảm nào lớn lao, mạnh mẽ và sâu sắc như tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tấm lòng ấy con cái hiểu rõ và để đáp lại 12 chòm sao hiếu thảo cũng có những hành động cực kì dễ thương dành cho đấng sinh thành của mình đấy. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, hãy cũng xem qua nhé!
  • Lễ Vu Lan mang tính chất là ngày lễ báo hiếu - một trong những lễ vô cùng quan trọng của Phật giáo.
  • Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh.
  • Phật dạy: Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu. Ngày lễ Vu Lan, hãy cùng đọc những lời phật dạy về đạo hiếu để suy ngẫm.
  • Những con vật như chim, cá được người dân mua về để phóng sinh mùa Vu Lan Báo Hiếu nhưng đều đi vào cửa tử.
  • Tuy nhiên, chúng ta cần đặc biệt lưu ý là: lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
  • Người Việt thường làm lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Nhưng cúng cô hồn vào giờ nào hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY