Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rễ vấn vương chữa sưng đau

Vấn vương là loài cây được phân bố tại châu Âu, châu Á và Việt Nam.
Vấn vương là loài cây được phân bố tại châu Âu, châu Á và Việt Nam. Ở nước ta, cây vấn vương mọc hoang trên những vùng núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng).

Là loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh, sống nhiều năm. Cây mọc bò và leo cao tới 3-5m, thân cây có gai nhọn dạng móc và có 4 góc. Các lá lởm chởm những gai móc nhỏ hướng về chiều ngược lại ở mặt trên của phiến, trên các mép lá. Hoa ra vào tháng 11 hằng năm, cụm hoa xim cao 3-4cm, ở nách lá có cuống và màu hoa trắng hay lục nhạt. Quả màu đen, có hai hạt to chừng 2-3mm phủ lông mọc dày dạng móc. Bộ phận được sử dụng làm Thu*c là rễ và toàn thân (Radix et Herba Galli Aparines) của cây vấn vương.

Trong Đông y cho rằng rễ vấn vương có vị cay, tính ấm có công năng khư phong thông lạc, tán ứ, giảm đau, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống bệnh Scorbut và giúp ăn ngon miệng. Toàn cây có vị đắng, chát, tính bình, có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, khứ ứ, chỉ thống.

Vấn vương được sử dụng làm Thu*c trị bệnh khá rộng rãi, chẳng hạn như ở Pháp cây được sử dụng để trị bệnh rối loạn tuần hoàn, bệnh hoàng đản, viêm màng phổi, viêm tuyến tiền liệt và các rối loạn của nó. Ngoài ra còn được dùng trị chứng tăng bạch huyết và sử dụng đắp ngoài trị ung thư... Hay ở Trung Quốc cũng sử dụng rễ trị viêm khớp do phong thấp, thấp khớp gối, tâm lực suy kiệt, lưng cơ tổn thương, lao lực đau lưng, đòn, ngã tổn thương. Toàn cây còn được sử dụng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, cảm nhiễm niệu đạo và bệnh ngoài da...

Để tham khảo và có điều kiện áp dụng, sau đây xin dẫn vài phương trị liệu bệnh chứng từ rễ và cây vấn vương.

Trị chứng khớp sưng đau: Lấy rễ cây vấn vương 15-0g, sắc lấy nước chia 2-3 lần uống trong ngày.

Trị mắc chứng hoàng đản: Rễ cây vấn vương 15-20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Trị đòn ngã tổn thương: rễ vấn vương sắc uống, bã đắp vùng chấn thương. Lưu ý chỉ sử dụng trong chấn thương phần mềm sau khi đã được xác định.

Trị kinh nguyệt không đều: Lấy cả cây vấn vương 20-30g sắc lấy nước Thu*c uống, chia 2-3 lần trong ngày.

Phòng trị bệnh ngoài da: Lấy toàn cây chừng 30-50g nấu lấy nước tắm rửa hằng ngày.

BS. Hoàng Xuân Đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-re-van-vuong-chua-sung-dau-18836.html)

Tin cùng nội dung

  • Cây nguyệt quới có tên khoa học Murraya paniculata (L.) Jack, thuộc họ Cam Rutaceae. Thấy mọc hoang ở trong rừng còi hoặc trồng làm cảnh hay làm hàng rào nhờ có hương thơm.
  • Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu. Trong dân gian, ngũ gia bì thường được sử dụng để chữa cảm sốt, họng sưng đau, thấp khớp, đau nhức xương khớp, vết thương sưng đau.
  • Quất hồng bì còn gọi là hoàng bì, quất bì. Đây là loại cây thân gỗ, cao khoảng 3 - 5 m,thường mọc hoang hoặc được trồng. Dân gian dùng toàn cây quất hồng bì làm Thu*c.
  • Theo Đông y, thảo quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trục hàn, ráo thấp, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng.
  • Châu thụ (Gaultheria fragrantissima Wall.) thuộc họ đỗ quyên (Ericaceae), tên khác là thạch nam, cây tra, lão quan thảo, là một cây bụi cao 1,5-3m, phân cành nhiều.
  • Cây dướng là loại cây mọc hoang, thấy nhiều tại các tỉnh phía Bắc của nước ta. Một số nước trên thế giới cũng có cây dướng như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào và Indonesia...
  • Sau khi bài “Tác dụng quý của Thiên Môn Chùm – Shatavari với sữa mẹ” được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cây Thu*c quý Shatavari - Thiên Môn Chùm
  • Dù giá đắt, công dụng chữa bệnh còn mơ hồ, cây 7 lá 1 hoa “thất diệp nhất chi hoa” vẫn được săn lùng ráo riết.
  • Tuyệt đối không tắm khuya, hoặc tắm quá lâu, hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị “sốc nhiệt”, có thể gây Tu vong...
  • Thịt hầm, kho là món khoái khẩu của nhiều người vì vị mềm mềm, thơm thơm lại đậm đà và ngọt ngào nhưng rất tốn thời gian chế biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY