Sau khi bài “Tác dụng quý của Thiên Môn Chùm – Shatavari với sữa mẹ” được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cây Thu*c quý Shatavari - Thiên Môn Chùm
Sau khi bài
“Tác dụng quý của thiên môn chùm – Shatavari với sữa mẹ” được đăng tải, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cây Thu*c quý Shatavari -
thiên môn chùm. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về cây Thu*c này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần
Phó giám đốc học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng viện nghiên cứu Y dược cổ truyền Tuệ Tĩnh về vấn đề này.
1. Xin PGS khái quát lại tác dụng lợi sữa của cây Shatavari
Cây Shatavari được sử dụng từ rất lâu trong nền y học cổ truyền Ấn Độ nhằm mục đích lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh Shatavari an toàn cho sản phụ và không có độc tính.
Tại Ấn Độ, các bác sĩ đã nghiên cứu tác dụng của Shatavari trên 60 bà mẹ đang cho con bú với độ tuổi trung bình của mẹ là 25,6 và của bé là 2,8 tháng. Trong đó 30 bà mẹ thuộc nhóm nghiên cứu uống viên nang chứa hoạt chất chiết xuất từ rễ Shatavari, 30 bà mẹ thuộc nhóm đối chiếu uống bột gạo giả dược. Sau 30 ngày, đo lại nồng độ Prolactin trong máu với kết quả:
Nồng độ Prolactin ở nhóm nghiên cứu tăng gấp 3,5 lần so với nhóm đối chiếu
(Prolactin là hóc môn sản sinh sữa mẹ, quyết định số lượng sữa mẹ nhiều hay ít). Cùng với đó là
sự tăng cân của trẻ sơ sinh và sự hài lòng về tiết sữa mẹ ở nhóm nghiên cứu cũng tăng hơn 3 lần so với nhóm đối chiếu.
2. Xin PGS cho biết, hoạt chất nào của Shatavari có tác dụng tăng tiết Prolactin?
Các nhà khoa học đã tìm ra hoạt chất Shatavarin I, IV thuộc nhóm Saponin Steroid có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự tiết Prolactin ở những phụ nữ sau sinh, kết hợp với việc cho con bú thường xuyên sẽ làm nồng độ Prolactin tăng đều, ổn định, giúp duy trì lượng sữa mẹ.
3. Ngoài tác dụng lợi sữa, cây Shatavari còn có tác dụng nào khác với sản phụ?
Ngoài tác dụng lợi sữa, Shatavari còn có tác dụng tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, giảm cholesteron máu nhờ có chất immunoside, anthocyanin. Ngoài ra, Shatavari còn có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, giảm đau, chống co thắt và kháng khuẩn do có nhiều vitamin, khoáng chất và tanin.
4. Ở nước ta có thể tìm mua cây Shatavari ở đâu? Có tự trồng cây này ở vườn nhà được không?
Cây Shatavari –
thiên môn chùm được trồng chủ yếu ở vùng núi cao tại Ấn Độ, Hymalaya mà không được trồng ở Việt Nam vì vậy việc tìm mua Shatavari là không dễ. Nguyên liệu này phải nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ; còn việc có trồng được hay không thì phải chờ các nhà chuyên môn nghiên cứu nhập giống, nghiên cứu trồng thử xem có được không vì không phải cây nào cũng có thể di thực được.
5. Có rất nhiều người nhầm lẫn cây Shatavari – thiên môn chùm chính là cây Măng Tây vì hai cây có nhiều đặc điểm và tác dụng khá giống nhau. Xin PGS phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai cây này?
Shatavari –
thiên môn chùm (Asparagus racemosus) khác cây Măng Tây (Asparagus officinalis) ở những đặc điểm sau:
- Shatavari là cây dây leo dài từ 1-2m, bén rễ trong sỏi, đất đá. Cây Măng Tây là dạng cây bụi, rễ bám nông trên mặt đất và thích nghi với nhiệt độ khoảng 25
0C.
- Shatavari có hoa nhỏ, màu trắng khác với cây Măng Tây có hoa màu vàng hoặc lục nhạt.
Hai cây này có đặc điểm giống nhau là phần thân cây đều là dạng thân thảo, quả mọng khi chín có màu đỏ.
6. Thưa PGS, với những sản phụ mới phẫu thuật u vú hoặc đang bị u xơ nhưng đang trong quá trình nuôi con bú, có sử dụng được Shatavari để lợi sữa không?
Với những sản phụ mới phẫu thuật u xơ hoặc đang có khối u xơ tuyến vú vẫn có thể sử dụng Shatavari để tăng tiết sữa vì cây rất an toàn, không có độc tính, ngoài tác dụng lợi sữa còn giúp tăng cương hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể cho sản phụ sau sinh.
7. Xin PGS cho biết, phụ nữ nuôi con bú trên 1 năm, sử dụng Shatavari có giúp tăng tiết sữa hiệu quả không?
Với phụ nữ nuôi con bú trên 1 năm, sử dụng Shatavari vẫn có tác dụng tốt trong việc lợi sữa, tăng tiết sữa. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo điều kiện cho bé bú thường xuyên, ăn ngủ khoa học, uống đủ nước, hạn chế stress.
8. Thưa PGS, sử dụng một mình cây Shatavari để cải thiện nguồn sữa được không?
Trong đông y thường phối hợp nhiều vị Thu*c với nhau để đảm bảo tác dụng hiệp đồng, đặc biệt với trường hợp ít sữa, mất sữa thì đa phần chất lượng sữa suy giảm cần điều trị để tăng cả lượng và chất. Nếu chỉ sử dụng riêng Shatavari sẽ chỉ tăng Prolactin tức chỉ tăng số lượng sữa. Để sữa mẹ tăng cả lượng và chất cần tác động vào 2 cơ chế:
Tăng tiết Prolactin giúp tăng số lượng và
tăng hấp thu, tăng chuyển hóa năng lượng từ cơ thể mẹ vào sữa giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng hơn.
9. Xin PGS chia sẻ cách sử dụng Shatavari để đạt hiệu quả tối ưu nhất?
Sản phụ nên kết hợp sử dụng Shatavari với các dược liệu khác như Hoài Sơn, Diệp Hạ Châu, Hương Phụ là những dược liệu quý, có tác dụng tốt với phụ nữ sau sinh. Hoài Sơn có tác dụng kiện tỳ vị, bổ huyết, giúp tăng hấp thu, ăn ngon miệng. Trong khi đó, Diệp Hạ Châu, Hương Phụ là hai dược liệu tác động mạnh mẽ vào tạng gan, giúp tăng cường chức năng chuyển hóa, khi cơ thể mẹ hấp thu và chuyển hóa tốt các chất dinh dưỡng sẽ giúp sữa giàu dinh dưỡng hơn. Vì vậy, Shatavari –
thiên môn chùm kết hợp với các dược liệu trên sẽ tạo thành bài Thu*c quý giúp tăng cả chất và lượng sữa cho sản phụ.
Xin cảm ơn PGS Nguyễn Duy Thuần!
Để có thêm thông tin về Cây
thiên môn chùm (Shatavari) bạn đọc có thể gọi về tổng đài
04.3538.1670 trong giờ hành chính.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm đầu tiên có chứa Shatavari (thiên môn chùm) giúp tăng chất lượng và số lượng sữa mẹ.
Website
http://www.ichmauloinhi.vn/san-pham-dau-tien-chua-shatavari-giup-me-nhieu-sua-179.html