Khoa học hôm nay

Phát hiện mới về hội chứng não tháng Giêng

Những buổi sáng u ám có thể dẫn đến một khởi đầu uể oải và tạo nên tâm trạng cho cả ngày. Những thay đổi về mặt xã hội và thói quen sau Giáng sinh cũng góp phần vào sự chậm chạp này.

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu vừa được tờ Independent của Anh đăng tải, nói về "hội chứng não tháng Giêng" (The January Syndrome, gọi tắt TJS). Hội chứng này đề cập trạng thái cảm xúc của con người trong những tháng mùa đông, nhất là vào tháng Giêng. Đây là nghiên cứu do Trung tâm Khoa học khám phá não bộ thuộc Đại học Edinburgh (Anh) thực hiện.

Theo nghiên cứu, vào tháng Giêng, con người thường có cảm giác uể oải và thiếu động lực nên mới được gọi là "bộ não tháng Giêng". Nó giống như một hội chứng hơn là hiện tượng, xuất hiện theo mùa. Theo logic, tâm trí uể oải, chậm lại nên con người tránh giao tiếp xã hội và có cảm giác chậm trễ trong hành động và suy nghĩ.

Có nhiều lý do dẫn đến hội chứng này, trong đó việc thiếu ánh sáng vào mùa đông có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và lịch trình ngủ vì việc tiếp xúc với ánh sáng sẽ kích hoạt giải phóng serotonin và điều chỉnh nhịp sinh học cơ thể. Những buổi sáng u ám có thể dẫn đến một khởi đầu uể oải và tạo nên tâm trạng cho cả ngày. Những thay đổi về mặt xã hội và thói quen sau Giáng sinh cũng góp phần vào sự chậm chạp này.

Tác động của mùa lên não bộ của con người vẫn chưa được khám phá đầy đủ nhưng có một số nghiên cứu đã đi sâu vào hiện tượng này. Ví dụ, năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Đại học Liege ở Bỉ đã đánh giá chức năng não của 28 người tham gia nghiên cứu trong cả năm. Não của họ được quét MRI để phát hiện những thay đổi trong lưu lượng máu do hoạt động của não bộ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, hoạt động liên quan đến sự chú ý đạt đỉnh điểm vào tháng 6, khoảng ngày hạ chí và thấp nhất gần ngày đông chí vào cuối tháng 12. Như vậy, về cơ bản, bộ não của con người hoạt động khác nhau tùy theo thời gian trong năm. Các hoạt động liên quan đến trí nhớ đạt đỉnh điểm vào mùa thu và giảm xuống vào thời điểm xuân phân vào cuối tháng 3.

Với phát hiện trên, khoa học khuyến cáo mọi người nên tìm kiếm nhiều ánh sáng tự nhiên hơn, tập thể dục, duy trì lịch ngủ đều đặn và tương tác xã hội tích cực để chống lại hội chứng TJS.

Theo Nam Nguyễn/PNVN

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/phat-hien-moi-ve-hoi-chung-nao-thang-gieng-20240227011643787.htm

Theo Nam Nguyễn/PNVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phat-hien-moi-ve-hoi-chung-nao-thang-gieng/20240411061737723)

Tin cùng nội dung

  • Em hỏi BS điều trị có kiêng ăn mặn không thì BS nói không cần, bảo bệnh của em không sao, nhưng em vẫn thấy lo.
  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY