Thuốc A - Z hôm nay

Hướng dẫn sử dụng thuốc và biệt dược tìm theo danh mục, dạng thuốc, cơ chế tác dụng, dược động học, chỉ định, chống chỉ định, liều lượng, tác dụng phụ

Ringer lactate - Dịch truyền tĩnh mạch bồi phụ nước và điện giải

Dung dịch Ringer lactat có thành phần điện giải và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat.

Tên quốc tế: Ringer lactate.

Loại Thu*c: Dịch truyền tĩnh mạch.

Dạng Thu*c và hàm lượng

Dung dịch trong chai 250 ml, 500 ml, 1000 ml.

Dịch truyền Ringer lactat đẳng trương, 100 ml dịch truyền có:

Natri clorid 0,6 g

Kali clorid 0,04 g

Calci clorid. 6H2O 0,04 g

Natri lactat 60% 0,516 g

Dịch truyền Ringer lactat glucose:

Natri clorid 0,6 g

Kali clorid 0,03 g

Calci clorid. 6H2O 0,03 g

Natri lactat 60% 0,516 g

Glucose monohydrat 5,5 g

Dịch truyền này ưu trương với máu (áp suất thẩm thấu = 550 mOsm/lít)

Tác dụng

Dùng để bồi phụ nước và điện giải: Ringer lactat có glucose cung cấp thêm glucose cho cơ thể.

Dung dịch Ringer lactat có thành phần điện giải và pH tương tự như của các dịch ngoại bào của cơ thể. Ion lactat được nhanh chóng chuyển hóa thành ion bicarbonat.

Chỉ định

Chỉ được dùng trong bệnh viện dưới sự giám sát của thầy Thu*c (lâm sàng, điện giải - đồ, hematocrit).

Mất nước (chủ yếu mất nước ngoài tế bào) nặng, không thể bồi phụ được bằng đường uống (người bệnh hôn mê, uống vào nôn ngay, trụy mạch).

Giảm thể tích tuần hoàn nặng, cần bù nhanh (sốc phản vệ, sốc sốt xuất huyết...).

Nhiễm toan chuyển hóa (dùng Ringer lactat có glucose).

Chống chỉ định

Nhiễm kiềm chuyển hóa; suy tim; ứ nước (chủ yếu ứ nước ngoại bào); người bệnh đang dùng digitalis (vì trong Ringer lactat có calci, gây loạn nhịp tim nặng, có thể Tu vong).

Thận trọng

Phải truyền chậm và theo dõi chặt chẽ người bệnh về mặt lâm sàng và xét nghiệm sinh học, đặc biệt là tình trạng cân bằng nước - điện giải.

Không được dùng dung dịch này để tiêm bắp.

Không dùng cho người bệnh suy thận, tăng kali huyết, suy gan.

Liều lượng và cách dùng

Số lượng và tốc độ truyền dịch phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và sinh hóa (điện giải - đồ, hematocrit, lượng nước tiểu...).

Ðiều trị ỉa chảy mất nước nặng ở trẻ em, có thể theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới:

Truyền tĩnh mạch ngay, lúc đầu 30 ml/kg trong 1 giờ (trẻ dưới 12 tháng tuổi) hoặc 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi), sau đó 70 ml/kg trong 5 giờ (trẻ dưới 12 tháng) hoặc 2 giờ 30 phút (trẻ trên 12 tháng đến 5 tuổi). Cách 1 - 2 giờ, phải đánh giá lại tình trạng người bệnh.

Ðiều trị sốc sốt xuất huyết (độ III và IV): 20 ml/kg trong 1 giờ, rồi đánh giá lại tình trạng người bệnh.

Tương kỵ

Dung dịch này chứa calci, nên không được truyền cùng với máu trong cùng một bộ dây truyền vì có nguy cơ gây đông máu.

Bảo quản

Không được mở, chọc thủng chai hoặc bịch đựng Thu*c trước khi sử dụng.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Phải bỏ dung dịch truyền dở.

Nếu dung dịch nghi ngờ có vẩn đục, thì phải bỏ.

Quá liều và xử trí

Nhẹ: Phù, rối loạn điện giải.

Nặng: Phù phổi cấp, suy tim cấp gây Tu vong.

Nếu thấy phù dưới da, nhất là thấy khó thở, phải ngừng truyền ngay. Cho điều trị thích hợp (tiêm tĩnh mạch Thu*c lợi tiểu, thở oxygen...).

Quy chế

Thu*c kê đơn và bán theo đơn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/r/ringer-lactate/)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY