Bạn nên biết hôm nay

Rối loạn kinh nguyệt có gây vô sinh?

Em bị rong kinh 10 ngày, có phải đang rối loạn kinh nguyệt, có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này không? (Hoa, 28 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với các chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý, có thể do nội tiết, tổn thương thực thể cơ quan Sinh d*c nữ, hay thay đổi điều kiện sống môi trường sống.

Nếu hiện tượng này xuất phát từ các nguyên nhân như ảnh hưởng của tâm S*nh l*, căng thẳng, stress, mất ngủ, rối loạn nội tiết ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh; hoặc kinh nguyệt không đều do các yếu tố ngoại cảnh như thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, hút Thu*c, sử dụng bia, rượu, chất kích thích... thì chỉ cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, thư giãn tinh thần. Khi đó kinh nguyệt sẽ hoạt động bình thường trở lại và không tác động tiêu cực đến khả năng mang thai.

Tuy nhiên, rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể gây vô sinh nếu chị em mắc phải một số bệnh phụ khoa và không điều trị kịp thời. những trường hợp rối loạn kinh nguyệt gây ra vô sinh như hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung, suy buồng trứng sớm, u xơ tử cung,...

Do đó, phụ nữ nên lưu ý một số bất thường như chu kỳ kinh dài trên 35 ngày (kinh thưa) hay ngắn dưới 22 ngày (kinh mau), thậm chí là không có kinh từ 6 tháng trở lên (vô kinh).

Bất thường về số lượng và ngày có kinh như cường kinh có lượng máu kinh trên 20 ml/kỳ; thiểu kinh là số ngày có kinh dưới 2 ngày và lượng kinh ít hơn 20 ml/kỳ; rong kinh số ngày có kinh trên 7 ngày.

Máu kinh thường là màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, không đông, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt là bất thường.

Một số biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt như cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp. tích cực tập thể dục thể thao thường xuyên. giữ tâm lý thật thoải mái, cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thu*c lá...

Chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín nhằm phát hiện sớm những bất thường về cơ quan sinh d*c, rối loạn nội tiết tố hay tình trạng rối loạn kinh nguyệt. việc khám phụ khoa còn là cách giúp phái nữ tầm soát được những nguy cơ mắc những bệnh lý do rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Bác sĩ Nguyễn Hồng HạnhTrung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/roi-loan-kinh-nguyet-co-gay-vo-sinh-4400599.html)

Tin cùng nội dung

  • Mẹ tôi bị bệnh Parkinson, ngoài triệu chứng run thì mẹ tôi còn hay bị nôn. Lần đi khám vừa rồi, bác sĩ có cho mẹ tôi uống thêm Thuốc chống nôn domperidon.
  • Đối với chị em phụ nữ, việc vệ sinh sạch sẽ, để nơi ấy luôn hấp dẫn là việc rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe
  • Các vấn đề về phụ khoa luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được vấn đề này và biết cách bảo vệ mình.
  • Phụ nữ hầu như đều mắc bệnh về phụ khoa, chỉ có điều người nhiều người ít, có người tự khỏi, có người phải nhờ sự can thiệp của bác sĩ. Có nhiều chị em ngại không đi khám, để lâu ngày dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như tái viêm nhiễm nhiều lần, thậm chí vô sinh.
  • Cuộc sống ngày nay gây áp lực rất lớn đến chị em. Vì vậy một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Xin giới thiệu sau đây 5 “chất bổ” mà chị em nhớ bổ sung cho mình.
  • Chả hiểu con bé kia ăn ở thế nào, mà còn non choẹt đã phải đi khám phụ khoa, chắc là chơi bời, quan hệ bừa bãi lắm đây! Có phải cô lăng nhăng với thằng nào, nên mới mắc bệnh đúng không?
  • Chị em làm việc hay phải ngồi nhiều dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa. 8 động tác dưới đây sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ cho chị em.
  • Có đến 20-30% bạn gái chưa quan hệ T*nh d*c vẫn mắc bệnh phụ khoa. Sợ mất trinh nên các thiếu nữ thường không đi khám, khiến bệnh thành nặng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Gần hai năm nay em bị tiểu dắt. Cho em hỏi nếu mắc bệnh phụ khoa thì có bị tiểu dắt không ạ? Vì em hay thấy sót nơi *m đ*o...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY