Với thế hệ 8x, 9x, super bowl từng là một niềm ao ước, một nơi sang chảnh hội tụ toàn trai xinh gái đẹp. thế nhưng mọi thứ đều có hạn sử dụng, bao gồm cả trung tâm thương mại giải trí này. cách đây không lâu, super bowl đã thông báo đóng cửa khiến nhiều người tiếc nuối.
Nhưng có lẽ, với đại đa số mọi người nói chung, sự kiện này cũng chỉ dừng lại ở tiếc nuối mà thôi. Còn riêng nhà báo, cây bút nổi tiếng Bình Bồng Bột, nơi này để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa hơn nhiều. Đó chính là nơi khiến anh nhận ra sự thiếu thốn, khó khăn của gia đình mình; là nơi nhắc anh về cây kem Ý trong giấc mơ của mọi đứa trẻ - về ba - về tình yêu và rất nhiều sự nỗ lực mà ba đã dành cho anh từ nhỏ đến tận bây giờ.
Chia sẻ của anh đơn giản chỉ xuất phát từ kỷ niệm cá nhân, nhưng vào những ngày năm hết tết đến, khi ai cũng hướng về gia đình và những điều thân thuộc, bài viết nhanh chóng nhận về sự đồng cảm. cùng đọc chia sẻ trên trang cá nhân của anh bình bồng bột:
Đi từ sân bay về, tôi nhìn thấy super bowl đã sập. tòa nhà từng tượng trưng cho cái gì đó sang chảnh của đã hoàn thành phận sự của nó. đã có lúc, thuận kiều plaza cũng là một biểu tượng cho sự phồn vinh, nhưng rồi bây giờ đi ngang nó, tôi chỉ thấy những căn hộ bị hỏ hoang. người ta nói chỗ đó có ma. có lẽ họ là những hồn ma quý tộc. ma ở thuận kiều plaza tất nhiên phải "ngon" hơn ma của khu mả lạng chứ.
Ký ức là thứ vẫn sống, dù cho khối vật chất chứa đựng nó sập xuống. Tôi nhớ Super Bowl vì nó có máy lạnh, và thang máy nữa. Ngày tôi còn bé, máy lạnh là một điều thần kỳ, và cái thang mà mình không cần phải bước vẫn đưa mình lên tầng trên thiệt giống truyện khoa học viễn tưởng. Trên tầng 1 có một cái quầy kem Ý, người ta phải xếp hàng vào mua rất đông. Ba và tôi phải xếp hàng thiệt lâu mới đến gần người bán kem. Cứ đến càng gần, tim tôi càng đập rộn rã. Ngày ấy được vô những chốn sang chảnh thế này đã giống như trúng số rồi. Nay còn chuẩn bị được ăn cái kem Ý nữa. Nước miếng của tôi cứ ứa ra khi tôi nhìn thấy mấy đứa cùng trang lứa của mình ăn cây kem xịn.
Khi còn cách tôi 3 người nữa thì ba tôi nghe giá của cây kem. Tôi không nhớ lúc ấy bao nhiêu tiền, có lẽ chỉ mười mấy nghìn thôi. Nhưng ba kêu tôi hãy đi ra ngoài trước đi, rồi ba mang kem ra cho. Tôi năn nỉ cỡ nào ba tôi cũng đuổi đi. Tôi ra gần thang máy sốt ruột đứng chờ, lát sau ba tôi quay trở ra, không có cây kem nào cả. Ba xin lỗi và nói chúng tôi hãy đi ăn kem ở một chỗ khác. Tất nhiên là tôi không chịu. Tôi khóc lóc, có la hét nữa thì phải. Tôi đã đi ngủ với nỗi ấm ức vì mình đã không có được một cây kem Ý.
Sau hôm đó, tôi mới biết hóa ra là nhà mình rất nghèo. Tôi mới biết là chỉ một cây kem thôi ba tôi cũng không thể mua, vì chúng tôi cần kem đánh răng, cần xà bông giặt hơn là một cây kem Ý. Ba tôi hay đưa tôi đi du lịch Vũng Tàu, Đà Lạt… nên tôi cứ ngỡ là nhà tôi cũng được. Nhưng sau này tôi nghĩ lại, hóa ra ba tôi đi giao Thu*c tây cho các nhà Thu*c ở tỉnh. Tôi chỉ được đi ké cái xe tải chở Thu*c, ở ké nhà trọ và ăn ké tiền cơm có trong công tác phí. Ba đã phải vun vén cho tôi đi cùng, để tôi được chơi trong lúc ba đi làm.
Lớn lên, tôi gặp vấn đề lớn với ba tôi: tôi không thể giao tiếp với ông. Cứ nói vài câu là hai cha con cãi nhau. Khoảng cách thế hệ và sự lệch pha mong đợi đã đẩy cha con ngày càng xa nhau. Sống chung nhà mà có lúc phải bảy, tám tháng cha con tôi không nói với nhau một câu nào. Ba muốn tôi làm cái gì đó liên quan đến ngành y, nhưng tôi chỉ thích viết lách. Cứ thế ngày một xa nhau. Giỗ chạp hay đám gì trong nhà trong xóm, hai cha con cũng ngồi cùng nhau, cũng có… cụng ly, nhưng mở miệng hỏi han nhau nó cứ ngại ngùng kiểu gì. Cái rào cản ấy, chả biết bao giờ mới phá vỡ được.
Nhưng tôi biết rõ một điều: dù không nói, hoặc muốn nói cái gì cũng thông qua mẹ tôi, ba tôi vẫn dõi theo tôi. Dõi theo từng bài báo, xem tôi trên truyền hình, và có tự hào đi khoe "thằng Bình" với mấy người bạn. Thành ra bên cạnh gánh nặng cơm áo gạo tiền, tôi luôn có động lực để làm việc là bởi tôi muốn ba tôi thấy hình ảnh con mình được thành công. Tôi muốn ba thấy tên tôi ở các dự án: dịch một quyển sách, tham gia các talkshow, làm cái phim, chấp bút cho người nổi tiếng… Tôi biết ba tôi sẽ vui nếu bạn ba tôi nói: "Thằng Bình nó viết cuốn đó được lắm nhe".
Tôi viết kịch bản phim "30 chưa phải Tết" chính là lấy insight từ chính mình. Phim nói về tình cảm cha con, của hai người đàn ông có cái tôi to như cái… Super Bowl. Cũng từ cây kem năm ấy, tôi đã ghim vào não trạng mình một mục tiêu: mình có thể khổ, nhưng Sam phải được sung sướng. Ba nó chạy cái xe cùi chút cũng được, nhưng nó phải được học cái trường tốt tốt, ăn những món ngon ngon, mặc cái quần cái áo đẹp đẹp. Nhìn Sam, tôi nghĩ về ba. Thật lạ lùng khi có thể viết một cái "tút" dài sọc, viết một cái phim cả trăm trang kịch bản mà lại không thể ôm ba để nói một câu cám ơn.
Nên thực ra tôi rất thích Tết. Nó buộc tôi dừng lại, nó buộc tôi phải sang nhà, đốt cây nhang cho nội, lên chùa, về quê, uống ly bia đầu năm, nhìn vào mắt ba mình, ừ thì không nói, nhưng cũng hàm ý mong mỏi bình an. Tóc mẹ nay đã bạc nhiều, tóc ba thì rụng gần hết rồi. Bà nội hơn 90 vẫn uống bia pha nước ngọt phà phà, có cái gì ngon ngon cũng để dành cho "thằng Bình" và ba mình thì kiểu gì cũng "má ơi" khi thấy mình sang nhà vào mồng Một Tết.
Super bowl đã sập rồi, nhưng cây kem ý nó cứ trong đầu tôi. chỉ muốn nói với ba là giờ con đã có thể ăn cả trăm cây kem ý được rồi. và ba hãy tin là con đã biết nỗi lòng của ba, khi đang thực tập làm ba tốt với sam hàng ngày. dù ngày mai trời có sập, thì con cũng sẽ gánh nó ngược trở lên. vì sam sẽ lại làm ba của một đứa trẻ khác. và mọi đứa trẻ trên đời này đều xứng đáng được ăn một cây kem.
Chủ đề liên quan:
bầu trời Bình Bồng Bột cha và con Một người sài gòn Sài Gòn SuperBowl Sài Gòn SuperBowl sập Superbowl