Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sản phụ mắc bệnh tim bẩm sinh tím nặng vượt cạn thành công

Một sản phụ bị tim bẩm sinh tím nặng (tứ chứng Fallot), có nguy cơ Tu vong cao đã “vượt cạn” thành công với sự chào đời của bé gái nặng 1,8kg.

Chị T. vượt cạn thành công, đang phục hồi để tiếp tục phẫu thuật tim bẩm sinh.

Theo Bác sĩ CK2 Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn, Giám đốc trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, hầu hết phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh, thai kì vẫn có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, các biến chứng tim mạch của người mẹ xảy ra khoảng 10% trong suốt thai kì, thường xảy ở những người có bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Sản phụ có các biến chứng trong thai kì cũng thường có nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch cao hơn sau khi kết thúc thai kì. Biến cố sản khoa như tiền sản giật hoặc sản giật thường xảy ra hơn. Các biến cố của con bao gồm sảy thai, sanh non, Tu vong chu sinh đều gia tăng.

Tứ chứng Fallot là một hội chứng bao gồm 4 dị tật bẩm sinh: Hẹp đường ra thất phải, thông liên thất, động mạch chủ lệch sang ngay lỗ thông liên thất và phì đại thất phải.

Bệnh nhân bị tứ chứng Fallot thường có biểu hiện tím sớm ngay từ những tháng đầu sau sinh và nặng dần theo tuổi, gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động sau này. Nếu không được phẫu thuật sớm, trẻ bị tứ chứng Fallot có thể ch*t trước tuổi trưởng thành do nhiều biến chứng nặng.

Đặc biệt, việc mang thai càng đặt một gánh nặng rất lớn lên hệ tim mạch của người mẹ có tứ chứng Fallot. Do đó, nguy cơ của thai kì cho cả mẹ và con là rất lớn. Thai phụ rất dễ bị sẩy thai, tăng tỉ lệ mổ lấy thai, dễ bị suy tim, tăng áp phổi, huyết khối trong suốt thai kì. Thai nhi dễ bị sinh non tháng, suy thai hay chậm tăng trưởng. Người mẹ có Tứ chứng Fallot thì xác suất con bị bệnh tim bẩm sinh tăng lên đến 3,1%.

Bác sĩ khuyến cáo, những phụ nữ trước khi mang thai nên tầm soát các bệnh tim bẩm sinh. Không nên mang thai nếu tình trạng tim mạch chưa ổn định. Đối với một thai phụ có tứ chứng Fallot cần được đánh giá và theo dõi sát sao bởi bác sĩ Sản khoa, bác sĩ Tim mạch và bác sĩ Nhi khoa trong giai đoạn tiền thai kì, thai kì và hậu sản.

Việt Nam: 36 giờ không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, thêm gần 3.000 người phải cách ly

Bản tin sáng 31/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới được ghi nhận. Như vậy đến nay đã 36h, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Qua một đêm, gần 7.000 người ‘thoát’ cách ly, 331 ca mắc COVID-19 đang điều trị

Báo cáo mới nhất cập nhật ngày 30/8 từ Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước có 54.392 người đang cách ly theo dõi sức khoẻ. 331 ca mắc COVID-19 đang được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc.

Nhiều loại bánh kẹo nhập khẩu bị nhiễm khuẩn độc hại cho sức khoẻ

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa thông tin cảnh báo một số bánh kẹo có chứa các loại hạt của Brazil bị nhiễm khuẩn Salmonella (khuẩn thương hàn) gây tiêu chảy.

Những điều người đi xét nghiệm COVID-19 cần biết để được thanh toán BHYT

BHXH Việt Nam vừa có hướng dẫn việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19 theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT).

Kim Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/san-phu-mac-benh-tim-bam-sinh-tim-nang-vuot-can-thanh-cong-1714322.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY