Bạn nên biết hôm nay

Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ

Tuỳ vào loại thức ăn và khả năng tiêu hoá, runner nên nghỉ ngơi từ 1-3 giờ trước khi bắt đầu buổi tập luyện.

Chạy bộ ngay sau khi ăn gây nên những bệnh về đường tiêu hóa. Bởi khi ăn, máu sẽ tập trung nhiều ở hệ thống tiêu hóa và cơ thể bắt đầu làm việc.

Mặt khác, nếu chạy, máu sẽ phải tập trung vào nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cơ bắp, do đó lượng máu cần thiết cho hệ thống tiêu hóa trở nên không đủ. Từ đó dẫn đến việc cơ quan tiêu hóa không được vận hành trơn tru và gây nên cảm giác buồn nôn, xóc bụng, khó chịu và thậm chí là cả tiêu chảy.

Runner tham dự giải chạy vm huế 2020. ảnh: hữu khoa.

Những người chạy bộ thường xuyên từng cảm thấy đau ở hai bên bụng. Tình trạng này xảy ra khi chạy với tốc độ quá nhanh, lưu thông máu không tốt hoặc gặp vấn đề ở cơ hoành. Tuy nhiên, ngoài những lý do trên, bữa ăn cũng có thể là nguyên nhân.

Bữa ăn thông thường cần 2 giờ tiêu hoá

Với các bữa ăn thông thường, runner được khuyên nên nghỉ khoảng 2 giờ đồng hồ trước khi bắt đầu chạy. Buổi tập có thể diễn ra vào buổi sáng, trưa hoặc chiều tối nhưng nên giãn cách đủ lâu sau bữa ăn chính.

Cơ thể cần khoảng 2 giờ đồng hồ để tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Nếu như vận động sau khi ăn chỉ khoảng 30 phút hay một giờ đồng hồ, trong dạ dày vẫn còn lại nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa hết dẫn đến tình trạng cảm thấy buồn nôn trong khi chạy hoặc bị đau hai bên bụng.

Bữa ăn thông thường sẽ tốn khoảng 2 giờ để tiêu hoá hoàn toàn.

Đối với những thức ăn nhiều dầu mỡ như chiên hoặc xào, runner cần nghỉ ngơi dài hơn. Dầu mỡ là những chất khó tiêu và dạ dày cần nhiều thời gian để làm việc.

Bữa ăn nhẹ cần một giờ tiêu hoá

Trong trường hợp runner ăn những món dễ cho tiêu hóa như cháo, bún, miến, phờ thì các bạn có thể vận động ngay sau khoảng một giờ. Những đồ ăn này tiêu hóa nhanh hơn, nhưng cũng gây cảm giác đói nhanh chóng. Do đó runner cần nạp thêm dinh dưỡng phù hợp khi tập luyện các buổi chạy dài, trong nhiều giờ đồng hồ.

Một điểm cần chú ý là mặc dù đây là những đồ ăn tiêu hóa nhanh nhưng nếu ăn quá nhiều thì một giờ đồng hồ là không đủ để tiêu hóa hết. Hãy cố gắng kiềm chế để dạ dày cảm thấy thoải mái nhất trước khi chạy.

Runner nên chạy khi dạ dày đã tiêu hoá toàn bộ thức ăn. Ảnh: Hữu Khoa.

Nếu như không có đủ thời gian để ăn, runner có thể nạp dinh dưỡng dễ tiêu hóa như gel năng lượng hoặc một quả chuối. Những loại đồ ăn này sử dụng ăn ngay trước khi chạy bộ hoặc cũng có thể ăn trong lúc đang vận động.

Ngoài ra những loại hoa quả như táo, cam, nước hoa quả, đồ uống thể thao cũng bổ sung cấp tốc năng lượng cho người chạy.

Thành Dương (tổng hợp)

Tham giải giải chạy bộ "Run for Vaccine" do VnExpress tổ chức để ủng hộ cho Quỹ vaccine Việt Nam. Mỗi lượt đăng ký tham gia có mức phí 100.000 đồng. Ban tổ chức sẽ chuyển 100% tiền bán Bib về Quỹ vaccine. Tham gia tại đây.

Ngoài ra các giải VnExpress Marathon tổ chức tại Quy Nhơn (4/7), Hạ Long (1/8), Nha Trang (19/9) và Hà Nội (20/11) đang ưu đãi 20%. Runner mua Bib chạy truy cập vào đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/sau-an-bao-lau-co-the-chay-bo-4289141.html)

Tin cùng nội dung

  • MangYTe - Trong số 26 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại các cơ sở y tế, đến sáng nay đã có 13 bệnh nhân có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, chỉ còn 13 bệnh nhân dương tính.
  • Hơn mười năm nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức tập trung vào phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm với khu vực và thế giới, trong đó có lĩnh vực ghép tạng. Những kỹ thuật tiên tiến đó đã và đang được các thầy Thu*c của Việt Ðức chuyển giao cho tuyến dưới để mở ra cơ hội cứu sống nhiều người bệnh.
  • MangYTe - Theo Bộ Y tế, ngày 3-6, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mới dương tính với SARS-CoV-2. 48 ngày qua, Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng và chúng ta đã có 92% bệnh nhân được điều trị khỏi.
  • MangYTe - Ngày 3-6, tại TP Hồ Chí Minh, Đoàn của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), do Ngài Akira Shimizu, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam làm Trưởng Đoàn đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
  • MangYTe - Thông tin từ tiểu Ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, chiều 3-6, bốn bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình dã được công bố khỏi bệnh.
  • MangYTe – Từ tháng 6-8, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là thời điểm bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Năm nay, do lịch học kéo dài tới giữa tháng 7, nguy cơ bệnh tay chân miệng cũng có thể quay trở lại, tấn công trẻ nhỏ ở tuổi mầm non, tiểu học.
  • MangYTe- Ngày 3-6. UBND Tỉnh Sơn La phối hợp Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức Hội thảo Thực hiện kế hoạch số 202,KH-UBND ngày 1-10-2019 của UBND tỉnh Sơn La về Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020-2030.
  • MangYTe - Sau bốn tháng xa nhà và ba tháng nằm viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, bệnh nhân số 19 - một trong những ca bệnh nặng từng phải can thiệp ECMO và đã ba lần ngừng tim đã được xuất viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sáng nay (3-6), trở về TP Hồ Chí Minh để tiếp tục điều trị bệnh tim mạch.
  • (Tổ Quốc) - Cuộc thi bút ký, phóng sự hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ngăn chặn, bài trừ sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại; Thực hiện 7 mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là những thông tin tiêu biểu tại các tỉnh Nghệ An và Quảng Bình.
  • Chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tác phẩm phóng sự phát thanh, truyền hình về sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY