Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Mối nguy hiểm từ các bệnh truyền nhiễm

MangYTe – Từ tháng 6-8, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là thời điểm bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát. Năm nay, do lịch học kéo dài tới giữa tháng 7, nguy cơ bệnh tay chân miệng cũng có thể quay trở lại, tấn công trẻ nhỏ ở tuổi mầm non, tiểu học.

Bệnh nhi bị mắc tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tay chân miệng có nguy cơ bùng phát

Lịch học của các cháu năm nay kéo dài tới giữa tháng 7, đúng vào dịp nắng nóng nhất của cả nước. thời điểm này, các bệnh lý thủy đậu, ho gà, tiêu chảy, tay chân miệng… có thể tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

Theo ts, bs nguyễn văn lâm, giám đốc trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, bệnh viện nhi trung ương, trung tâm đang điều trị cho hai bệnh nhân (bắc ninh) mắc bệnh tay chân miệng. đây là bệnh xuất hiện nhiều trong mùa hè, đặc biệt là có nguy cơ lây lan cao trong trường học.

Ca bệnh thứ nhất là cháu N.Đ.T.S. (2,5 tuổi) biểu hiện ban đầu của cháu là có sốt, chân tay nổi nốt đỏ khi đi khám tư bác sĩ có cho uống Thu*c điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi sốt cao không hạ sốt thì gia đình đưa đến khám và được cho nhập viện.

Gia đình cũng cho biết, cháu S. mới được gia đình cho đi học mầm non trở lại được một tuần, nên nguyên nhân có thể lây từ các bạn học trong lớp. Khi cháu đi học, mẹ ở nhà xem qua webcam thì thấy cô giáo đã cho các cháu ăn chung bát, chung thìa nên gia đình cho rằng đó có thể là nguyên nhân lây bệnh.

TS, BS Nguyễn Văn Lâm cho biết, bệnh nhi S. vào viện từ ngày 26-5 khi vào viện có biểu hiện sốt cao liên tục, các nốt trên tay chân miệng đã đỡ. Ngay sau đó bệnh nhi được điều trị theo đúng phác đồ, sau một ngày điều trị bệnh nhi đỡ hơn. Ngày 28-5, bệnh nhi đã được cắt Thu*c an thần, hết hẳn sốt và tiếp tục theo dõi.

Ca chân tay miệng thứ 2 đang điều trị tại trung tâm là cháu q.b. (23 tháng tuổi) phát hiện bệnh từ ngày 24-5, biểu hiện ban đầu là có vài nốt đỏ ở tay và lòng bàn chân. tuy nhiên, sau đó, bé có biểu hiện sốt cao, run tay chân. tại bệnh viện tuyến dưới khám bác sĩ kết luận bị tay chân miệng, và với biểu hiện run chi, trẻ đã được chuyển lên tuyến trên để tránh những biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng não, tim mạch.

Hiện tại, cháu B. vẫn có sốt nhẹ, những biểu hiện run tay, run chân đỡ hơn, tình trạng giật mình cũng đã hết. Do vẫn còn sốt nên bác sĩ vẫn chỉ định theo dõi tại viện để tránh những biến chứng không mong muốn.

Theo ts, bs nguyễn văn lâm, mùa hè là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng. tính từ đầu năm đến nay trung tâm ghi nhận hơn 10 ca mắc bệnh tay chân miệng. so với mọi năm, số lượng ca nhập viện do tay chân miệng ít hơn vì các bệnh nhi nằm rải rác ở các tuyến do dịch covid-19. tuy nhiên, những ca nhập bệnh viện nhi trung ương đều là ca bệnh nặng.

BS Lâm khuyến cáo, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện, bệnh chưa có vaccine tiêm phòng nên các phụ huynh cần phòng tránh bằng cách tăng cường bảo đảm vệ sinh cho trẻ. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất ở gia đình và nhà trường đó là luôn giữ bàn tay sạch, đồ chơi sạch. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giấc và giữ gìn nhà cửa thông thoáng.

Sốt xuất huyết vào mùa, người dân không được chủ quan

Tại miền bắc, theo chu kỳ, cuối tháng 6, đầu tháng 7 vào mùa sốt xuất huyết, đỉnh dịch là tháng 8. thời tiết nóng ẩm mưa nhiều như những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. theo bộ y tế, từ đầu năm 2020, cả nước ghi nhận hơn 24.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có bốn trường hợp Tu vong tại bình định, bình phước, cần thơ và tây ninh. thành phố hà nội đã ghi nhận 137 trường hợp mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay. số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường, trong đó, có một số ổ dịch có nguy cơ gia tăng nhanh như xã khánh hà, huyện thường tín và xã thanh thùy, huyện thanh oai.

TS, BS Nguyễn Kim Thư, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa qua, tại bệnh viện đã ghi nhận hai trường hợp mắc sốt xuất huyết nhập viện đều là thanh niên trẻ tuổi. Cả hai bệnh nhân này đều có các biểu hiện điển hình như sốt cao liên tục, mắt xung huyết, tiểu cầu giảm...

BS Thư khuyến cáo, ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ có sốt mà ít có các biểu hiện khác nên rất dễ bị nhầm sang sốt virus thông thường, dễ chủ quan không đến viện. Khi bệnh diễn biến nặng lên như tiểu cầu giảm, nôn nhiều, tiểu ít, cô đặc máu… thì việc đến viện muộn có thể đối mặt với nguy cơ Tu vong. Nếu trong mùa sốt xuất huyết mà có dấu hiệu sốt cao liên tục, người dân nên đến cơ sở y tế thăm khám và làm các xét nghiệm sàng lọc sốt xuất huyết để có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn biến nặng.

“Thông thường chu kỳ 2-4 năm có đợt sốt xuất huyết nặng. Cao điểm sốt xuất huyết đã rơi vào các năm 2017 và 2019 và năm nay không thuộc chu kỳ bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cảnh báo người dân không chủ quan trước nguy cơ bùng phát của dịch vì muỗi phát triển theo thời tiết, nóng ẩm trong những ngày hè là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Và sốt xuất huyết thường đỉnh điểm từ tháng 6,7 đến tháng 11,12”, BS Thư nói.

Bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và Thu*c điều trị đặc hiệu. biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt, cắt đứt đường lây truyền của muỗi. đồng thời, người dân cũng cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

MẠNH TRẦN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/goc-tu-van/item/44717402-moi-nguy-hiem-tu-cac-benh-truyen-nhiem.html)

Tin cùng nội dung

  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY