Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Sau khi phát hiện bản thân có khối u trong buồng trứng, nữ bác sĩ này đã kêu gọi phụ nữ đừng chủ quan với những cơn đau ở vị trí này

Khi các triệu chứng bất thường xuất hiện, nữ bác sĩ này đã không cho rằng đó là vấn đề đáng lo ngại.

Vào một ngày nọ, Jocelyn Fitzgerald, bác sĩ tại Đại học Y Pittsburgh, Pennsylvania, cảm thấy đau nhức ở lưng dưới. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi cô đi vệ sinh. Là một bác sĩ chuyên khoa tiết niệu và phụ khoa, Jocelyn đã điều trị chứng đau vùng chậu, đau bàng quang cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, khi hiện tượng khó chịu này xuất hiện ở bản thân, nữ bác sĩ đã quá chủ quan và nghĩ đó chỉ do hội chứng tiền kinh nguyệt, căng thẳng hay lạc nội mạc tử cung gây ra.

Jocelyn cho biết: “Cuối cùng, tôi vẫn tin tưởng vào cơ thể mình và đi siêu âm”. Nữ bác sĩ đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trên Twitter để kêu gọi phụ nữ phát hiện triệu chứng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.

Những cơn đau không thể bỏ qua

Sau khi nhận được lời khuyên từ đồng nghiệp, nữ bác sĩ Jocelyn đã quyết định đi siêu âm để tìm ra nguồn gốc dẫn tới những cơn đau thắt lưng khó chịu.

Giống nhiều người khác, đại dịch đã thay đổi cách Jocelyn sinh hoạt và cô thường làm việc tại nhà trong những ngày không phải phẫu thuật. Khi cơn đau trở nên khó có thể phớt lờ vào tháng 10, nữ bác sĩ chỉ nghĩ tới việc ngồi nhiều là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Theo cô: “Điều làm tôi khó chịu nhất là đau xương cùng, giống đau thắt lưng nhưng vị trí lại thấp hơn vùng thắt lưng. Nó nằm ngay trên xương cụt”. Người phụ nữ này cũng cảm thấy có một áp lực nào đó đang đè nặng vùng chậu và gây ra những cơn đau lưng. Jocelyn cho biết: “Đây không không phải là điều bình thường nhưng vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp”.

May thay, người phụ nữ này đã nghe theo lời tư vấn từ các đồng nghiệp trên mạng xã hội. Họ khuyên cô nên lắng nghe cơ thể và đừng bỏ qua triệu chứng. Cô chia sẻ: “Tôi đã nghĩ đó chỉ do hội chứng tiền kinh nguyệt, căng thẳng từ COVID và phải làm tăng ca vì thiếu nhân sự”.

Người phụ nữ này đã liên hệ với bác sĩ phụ khoa và tiến hành siêu âm. Cuối cùng, kết quả xét nghiệm đã giải đáp mọi thứ. Đó là một khối u dài 7cm, lớn và cứng.

Jocelyn đã chụp cắt lớp và xét nghiệm máu để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư. May mắn thay, kết quả đã cho thấy thông tin tích cực, nữ bác sĩ chỉ cần làm phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Vào phòng phẫu thuật với tư cách bệnh nhân là điều mới lạ với Jocelyn. Cô chia sẻ: “Thật đáng sợ. Tôi biết chính xác điều gì sẽ xảy ra. Tôi được phẫu thuật trong căn phòng chính mình đã từng làm phẫu thuật cho người khác”.

Ngày tuyệt nhất trong đời

Trải nghiệm vừa qua đã thay đổi cách Jocelyn tư vấn cho bệnh nhân của cô về phẫu thuật trong tương lai.

Cuối cùng, bác sĩ đã loại bỏ khối u trong buồng chứng của Jocelyn. Cô cho biết: “Biết khối u không phải là ung thư là ngày tuyệt vời nhất trong đời tôi. Tôi đã nói chuyện với người bạn của mình, một chuyên gia về ung thư phụ khoa có kinh nghiệm. Bác sĩ khó thể đưa ra kết luận bằng hình ảnh nên cách duy nhất là phải lấy khối u ra ngoài”.

Jocelyn hiện đang hồi phục sau ca phẫu thuật. Dựa trên kinh nghiệm khám cho nhiều bệnh nhân, nữ bác sĩ cho rằng đó là một khối u tế bào biểu mô tuyến, lành tính, không phải ung thư. Từ trải nghiệm này, cô cũng có được cái nhìn sâu sắc hơn về những người đang phải đối mặt với tình trạng tương tự.

Jocelyn chia sẻ: “Nhiều phụ nữ đánh đồng việc cắt bỏ tử cung hoặc tiến hành một số thủ thuật phụ khoa với những việc đơn giản như nhổ răng. Phẫu thuật vùng chậu là đại phẫu. Nguyên nhân gây ra lầm tưởng này là vì chúng quá phổ biến, không ít người cần phẫu thuật vùng chậu và phụ khoa”.

Mọi người đang có xu hướng “bình thường hóa” các cơn đau gặp phải. Theo cô: “Đây là một yếu tố rất quan trọng khiến các bệnh phụ khoa thường được phát hiện muộn. Rất nhiều điều, đặc biệt là về sức khỏe vùng chậu, bị nhiều phụ nữ coi nhẹ. Các chuyên gia y khoa có thể giải mã những gì đang xảy ra trong cơ thể và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Bạn xứng đáng có được điều này”.

(Nguồn: Today)

https://afamily.vn/sau-khi-phat-hien-ban-than-co-khoi-u-trong-buong-trung-nu-bac-si-nay-da-keu-goi-phu-nu-dung-chu-quan-voi-nhung-con-dau-o-vi-tri-nay-20211213112819292.chn

Tiếp theo

Ung thư da rất "sợ" loại trái cây này, vừa làm đẹp da thậm chí còn giúp giảm cân hiệu quả

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/sau-khi-phat-hien-ban-than-co-khoi-u-trong-buong-trung-nu-bac-si-nay-da-keu-goi-phu-nu-dung-chu-quan-voi-nhung-con-dau-o-vi-tri-nay-20211213112819292.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY