Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sau khi uống rượu bia bao nhiêu lâu thì lái xe không bị phạt?

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.Trước quy định mới, nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu, người uống có thể tiếp tục tham gia giao thông mà không bị phạt.

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ 1/1, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng.

Mức xử phạt cao nhất (khi nồng độ cồn trên 0,4 mg/lít khí thở) đối với người điều khiển xe ô tô từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400.000-600.000 đồng.

Trước quy định mới, nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu, người uống có thể tiếp tục tham gia giao thông mà không bị phạt.

Trả lời Lao Động Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), về mặt khoa học, bất kể nồng độ cồn ở mức nào, kể cả nồng độ thấp thì cũng ít nhiều làm ảnh hưởng đến thần kinh.

Với quy định hiện nay, người điều khiển phương tiện giao thông dù là ôtô, xe máy, xe đạp, tàu, thuyền, máy bay... nếu uống rượu trước hoặc trong khi điều khiển phương tiện đều bị phạt, thì cách đối phó tích cực nhất là xác định tâm thế "đã uống rượu bia thì không lái xe".

Còn về việc “sau khi uống rượu bia bao lâu thì nồng độ cồn không còn trong máu?”, bác sĩ Nguyên cho rằng đây là câu hỏi rất khó trả lời chính xác. Vì thời gian từ lúc uống rượu đến khi kiểm tra để ra được xét nghiệm âm tính thì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như lượng, loại rượu mình uống, sức khỏe của từng người, nồng độ rượu mình uống, uống càng nhiều thì nồng độ càng cao.

“Hấp thu nhanh nhất là rượu 20 độ. Với những trường hợp khác như uống lúc đói thì hấp thu rượu càng nhanh, khi có thức ăn thì hấp thu chậm hơn. Cơ thể người mà cứ uống kéo dài, uống triền miên thì rượu tồn tại trong người sẽ lâu hơn. Một số trường hợp cá biệt thì phụ thuộc vào sức khỏe cơ thể, cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian nồng độ cồn có trong máu. Không ai giống ai cả.

Chúng ta phải cẩn thận, vì có những người uống rượu tối hôm trước mà tối hôm sau vẫn còn dương tính trong máu và hơi thở. Cách tốt nhất là hạn chế tối đa số lần uống rượu, hạn chế tối đa lượng rượu chúng ta uống. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người”- bác sĩ Nguyên nhấn mạnh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân cũng như những người xung quanh, bác sĩ Nguyên khuyến cáo, người dân không nên sử dụng rượu bia, hạn chế tối đa số lần uống rượu, bia cũng như lượng rượu mỗi lần sử dụng.

Theo Sức khỏe & Đời sống các bằng chứng khoa học cho thấy uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra các nguy cơ và hậu quả sức khỏe nhất định. Theo nghiên cứu công bố trong Báo cáo về sử dụng rượu bia tại Cộng đồng Châu Âu năm 2012, nguy cơ Tu vong do bệnh tật và T*i n*n thương tích tăng lên đáng kể nếu một người uống nhiều hơn 2 đơn vị cồn trong một ngày và nguy cơ Tu vong tăng tương quan với mức độ uống.

Trúc Chi t/h

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ news (http://phununews.vn/sau-khi-uong-ruou-bia-bao-nhieu-lau-thi-lai-xe-khong-bi-phat-537529.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY