Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Singapore: Cậu bé 16 tuổi tiêm vắc-xin COVID-19 được 1 tuần thì Tu vong sau khi tập tạ nặng, khuyến cáo đặc biệt dành cho người dưới 30 tuổi sau tiêm vắc-xin COVID-19

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên tập thể dục hoặc hoạt động thể chất quá nặng trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Cậu bé 16 tuổi bị ngừng tim đột ngột sau khi tập luyện với "tạ rất nặng"

Theo thông tin từ Bộ Y tế Singapore, ngày 5/7 vừa qua, họ đã nhận được thông tin vụ việc một cậu bé 16 tuổi bị ngừng tim sau khi tập tạ nặng sau 1 tuần tiêm vắc-xin COVID-19.

Được biết, sự việc này xảy ra vào ngày 4/7, hôm đó, cậu thiếu niên đã tập nâng tạ trong phòng tập thể dục. Tuy nhiên, tạ mà cậu bé tập lại nặng hơn trọng lượng cơ thể rất nhiều.

Sau khi tập xong, đứa trẻ trở về nhà rồi ngã quỵ, người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Khoo Teck Puat cấp cứu. Song, khi thấy tình trạng bé trai nguy cấp, bệnh viện này đã chuyển tiếp lên Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH). Tại đây, dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, bé trai vẫn ra đi.

Sau khi tập nâng tạ quá nặng, bé trai đã qua đời dù trước đó 5 ngày sau tiêm vắc-xin COVID-19 đều khỏe mạnh (Ảnh minh họa).

Có một điều khiến các bác sĩ quan tâm chính là 6 ngày trước, cậu bé đã được tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech/Comirnaty mũi đầu tiên. Sau khi tiêm xong, nhân viên y tế đã quan sát phản ứng sau tiêm 30 phút và 5 ngày sau tiêm, cậu bé vẫn khỏe mạnh.

Thế nhưng đến ngày thứ 6 thì sự việc đau lòng xảy ra. Người phát ngôn của Bộ Y tế Singapore cho biết họ đã liên hệ với bệnh viện Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) để xin bệnh án. "Chẩn đoán sơ bộ tình trạng của đứa trẻ là ngừng tim ngoài bệnh viện. Hiện tại, các xét nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân cơ bản cái ch*t của bé trai", người phát ngôn cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Singapore cũng yêu cầu bệnh viện NUH làm rõ vấn đề Tu vong của cậu bé có liên quan đến việc tiêm vắc-xin COVID-19 hay không. Điều này sẽ bao gồm việc xem xét kỹ lưỡng xem bệnh nhân có bị viêm cơ tim nặng cấp tính hay không. Và Ủy ban tiêm chủng COVID-19 sẽ theo dõi kết quả của cuộc điều tra này.

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên tập thể dục hoặc hoạt động thể chất quá nặng trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 (Ảnh minh họa).

Cũng nhân câu chuyện này, Bộ Y tế Singapore đã ra hướng dẫn về vấn đề tập thể dục sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. "Trong khi hầu hết những người bị viêm cơ tim liên quan đến vắc-xin được quan sát trong nước và quốc tế đều có triệu chứng nhẹ và phục hồi không ổn định. Và tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người đó thực hiện các hành động gắng sức gây ảnh hưởng đến tim", một chuyên gia lên tiếng giải thích.

Khuyến cáo sau tiêm vắc-xin COVID-19: Tránh hoạt động thể chất gắng sức trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm chủng

Trong một tuyên bố khác vào ngày 5/7, Ủy ban chuyên gia về tiêm chủng COVID-19 khuyến cáo rằng tất cả những người được tiêm chủng, đặc biệt là thanh thiếu niên và nam giới trẻ tuổi (dưới 30 tuổi), đã tiêm bất kỳ liều nào của vắc xin mRNA COVID-19, nên tránh tập thể dục hoặc hoạt động thể chất gắng sức (như chạy, bơi lội và các hoạt động thể thao cường độ mạnh khác...) trong một tuần sau khi tiêm chủng. Trong thời gian này, những người được tiêm chủng cần được chăm sóc y tế kịp thời nếu họ bị đau ngực, khó thở hoặc nhịp tim bất thường. Tất cả các bác sĩ cũng nên cảnh giác với những biểu hiện lâm sàng như vậy sau khi tiêm chủng.

Đây là bản cập nhật từ lời khuyên trước trước đây của họ về việc tránh hoạt động gắng sức trong 1 tuần sau khi tiêm liều thứ 2. Ủy ban chuyên gia đã phát hành bản cập nhật dựa trên "dữ liệu mới nổi về nguy cơ nhỏ của viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim" được tìm thấy sau khi mọi người tiêm vắc xin mRNA COVID-19.

Người bị viêm cơ tim liên quan đến vắc xin có thể có các triệu chứng nhẹ và phục hồi không đáng kể nhưng các chuyên gia cho biết, có thể "tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do các yếu tố hoặc hoạt động gắng sức ảnh hưởng đến tim". Điều này có thể giải thích tại sao tim ngừng đập đột ngột xảy ra khi mọi người trải qua các bài tập thể dục vất vả, giống như trường hợp cậu bé 16 tuổi nói trên.

Hồng Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/cau-be-16-tuoi-tiem-vac-xin-covid-19-duoc-1-tuan-thi-tu-vong-sau-khi-tap-ta-nang-khuyen-cao-sau-tiem-vac-xin-covid-19-dac-biet-danh-cho-nguoi-duoi-30-tuoi-20210712133411721.htm)
Từ khóa: sống khỏe

Chủ đề liên quan:

sống khỏe

Tin cùng nội dung

  • Không bao giờ quá muộn khi bạn tìm cách thay đổi cuộc sống để tăng thêm cơ hội sống tốt và sống khỏe.
  • Cuộc sống hiện đại càng cần chú trọng vận động thường xuyên. Đi bộ là một trong những cách tập (vận động) đơn giản nhất...
  • Mẹo làm đẹp xin giới thiệu cùng các bạn 6 phép dưỡng sinh của người Nhật để bạn tham khảo cho mình những bí quyết để có thể sống khỏe, trẻ lâu.
  • Một số gợi ý nhỏ có thể giúp bạn sống lạc quan - Chìa khóa để bạn yêu đời, sống khỏe và trẻ lâu.
  • SKĐS- Hãy áp dụng 36 cách đơn giản dưới đây để có một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy hạnh phúc.
  • Nếu bạn muốn sống thọ hơn, hãy chú ý đến các thói quen của mình ngay từ bây giờ.
  • Tôi biết ông từ những năm sức khỏe còn sung mãn, mỗi năm cho ra đời vài vở diễn. Nhưng cho cả đến lúc này, sau hơn chục năm chung sống với bệnh đái tháo đường...
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY