Sinh lý y học hôm nay

S*nh l* nhóm máu: chức năng, cơ chế hoạt động, định nghĩa, phân loại

Khi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết

Trên màng hồng cầu người, người ta đã tìm ra khoảng 30 kháng nguyên thường gặp và hàng trăm kháng nguyên hiếm gặp khác. Hầu hết những kháng nguyên là yếu, chỉ được dùng để nghiên cứu di truyền gen và quan hệ huyết thống. Tuy nhiên có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây phản ứng trong truyền máu đó là hệ thống kháng nguyên ABO và Rh.

Hệ thống nhóm máu ABO

Phân loại

Trong hệ thống này có 2 loại kháng nguyên là A và B nằm trên màng hồng cầu. Ngoài ra trong huyết tương còn có 2 loại kháng thể là kháng thể kháng A (kháng thể a) và kháng thể kháng B (kháng thể b). Kháng thể a có khả năng ngưng kết kháng nguyên A, kháng thể b có khả năng ngưng kết kháng nguyên B.

Người ta dựa vào sự hiện diện kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu để phân loại hệ thống nhóm máu ABO (bảng).

Bảng: Hệ thống nhóm máu ABO.

Tên nhóm máu

Tỷ lệ %

KN trên màng hồng cầu

KT trong huyết tương

Da trắng

Việt Nam

A

41

21,5

A

b

B

9

29,5

B

a

AB

3

6

A và B

Không có a và b

O

47

43

Không có A, B

a và b

Sự xuất hiện kháng nguyên A, hoặc kháng nguyên B trên màng hồng cầu được quy định bởi gien (gene).

Kháng thể a và b được tạo ra bởi các tế bào sản xuất kháng thể. Sau khi sinh, kháng thể chưa xuất hiện trong huyết tương. Hai đến tám tháng sau cơ thể đứa trẻ mới bắt đầu sản xuất kháng thể (người nhóm máu A thì sản xuất kháng thể b, tương tự cho các nhóm máu khác). Nồng độ kháng thể đạt tối đa vào những năm 8-10 tuổi, sau đó nó sẽ giảm dần.

Phản ứng truyền máu

Khi truyền nhầm nhóm máu, phản ứng truyền máu có thể xảy ra, trong đó hồng cầu của máu người cho bị ngưng kết, rất hiếm khi máu truyền vào gây ngưng kết hồng cầu người nhận.

Các hồng cầu ngưng kết thành từng đám mà có thể bịt kín các mạch máu nhỏ. Vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo, sẽ xảy ra tan máu (vỡ hồng cầu). Đôi khi ngay sau khi truyền nhầm nhóm máu, hiện tượng tan máu xảy ra lập tức. Một trong những hậu quả gây Tu vong của phản ứng truyền máu là suy thận cấp.

Ứng dụng trong truyền máu

Nguyên tắc truyền máu:

Nguyên tắc chung: Không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Như vậy chúng ta chỉ được phép truyền máu cùng nhóm.

Nguyên tắc tối thiểu: Khi truyền một lượng máu nhỏ (<200 ml), không được để kháng nguyên trên màng hồng cầu của người cho gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận. Có thể truyền máu theo sơ đồ truyền máu kinh điển (hình).

Khi truyền máu khác nhóm (theo đúng sơ đồ truyền máu) phải tuân thủ các quy tắc sau:

Chỉ truyền một lần.

Lượng máu truyền không quá 200 ml.

Tốc độ truyền chậm.

Thử phản ứng chéo:

Trước khi truyền máu cần thử phản ứng chéo dù là truyền cùng nhóm.

Hồng cầu của người cho được trộn với huyết tương người nhận trên một phiến kính. Nếu không xảy ra ngưng kết, chứng tỏ người nhận không có kháng thể tấn công hồng cầu người cho. Cũng nên kiểm tra phản ứng giữa huyết tương nguời cho và hồng cầu người nhận, dù rằng nó rất hiếm khi gây phản ứng truyền máu.

Hình: Sơ đồ truyền máu kinh điển.

Hệ thống nhóm máu Rhesus (Rh)

Phân loại

Có 6 loại kháng nguyên Rh, chúng được ký hiệu là C, D, E, c, d, e. Một người có kháng nguyên C thì không có c và ngược lại, điều này cũng đúng đối với các cặp D-d và E-e. Do phương thức di truyền của các yếu tố này, mỗi người chúng ta có 3 kháng nguyên thuộc 3 cặp C-c, D-d, E-e (chẳng hạn CDE; CdE; cdE; cDe...).

Kháng nguyên D là thường gặp nhất và có tính kháng nguyên mạnh nhất nên những người mang kháng nguyên D được gọi Rh dương, những người không mang kháng nguyên D được gọi là Rh âm.

Một điều cần lưu ý là trong hệ thống nhóm máu Rh, kháng thể kháng Rh không có sẵn tự nhiên trong máu. Kháng thể chỉ sinh ra trong máu người Rh âm khi người này được truyền máu Rh dương hoặc trường hợp mẹ Rh âm mang bào thai Rh dương. Đó là kết quả của quá trình đáp ứng miễn dịch.

Bảng: Hệ thống nhóm máu Rhesus.

Tên nhóm máu

Kháng nguyên D

Kháng thể tự nhiên

Tỷ lệ %

Âu Mỹ

Kinh (VN)

Mường

Rh

Không

85

99,92

100

Rh -

Không

Không

15

0,08

0

Tai biến do bất đồng nhóm máu hệ Rh

Trong truyền máu:

Người nhóm máu Rh âm được truyền máu Rh dương, lần đầu tiên hầu như không xảy ra tai biến. Tuy nhiên, cơ thể người này bắt đầu sản xuất kháng thể kháng Rh. Nồng độ kháng thể đạt tối đa sau 2-4 tháng. Nếu sau đó người này lại được truyền máu Rh dương thì tai biến có thể xảy ra do kháng thể kháng Rh có sẵn cùng với kháng thể kháng Rh được tạo ra do đáp ứng miễn dịch lần hai sẽ gây ngưng kết hồng cầu Rh dương được truyền vào.

Cần lưu ý rằng, có một số người Rh âm trong lần nhận máu Rh dương đầu tiên đã sản xuất kháng thể kháng Rh với số lượng có ý nghĩa sau 2-4 tuần. Như vậy, kháng thể đó có thể gây ngưng kết những hồng cầu Rh dương còn lưu thông trong máu. Tuy nhiên, phản ứng xảy ra muộn này rất nhẹ nhàng.

Trong sản khoa:

Xảy ra đối với những người phụ nữ Rh âm lấy chồng Rh dương. Khi có thai, thai nhi có thể là Rh dương hoặc âm. Trong lần mang thai Rh dương đầu tiên, một lượng máu Rh dương của thai nhi sẽ vào tuần hoàn mẹ chủ yếu là lúc sinh và kích thích cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh. Đứa trẻ sinh ra trong lần này không bị ảnh hưởng gì cả. Tuy nhiên, đến lần mang thai tiếp theo, kháng thể kháng Rh sẽ vào tuần hoàn thai nhi. Nếu đó là thai Rh dương thì kháng thể kháng Rh có thể làm ngưng kết hồng cầu thai nhi và gây các tai biến sảy thai, thai lưu, hoặc đứa trẻ sinh ra bị hội chứng vàng da tan máu nặng.

Thật ra, trong thời gian mang thai yếu tố Rh của bào thai đã phóng thích vào trong dịch bào thai và có thể khuếch tán vào máu mẹ. Tuy nhiên, trong lần mang thai đầu tiên (lần đầu tiên tiếp xúc kháng nguyên Rh) lượng kháng thể tạo ra ở cơ thể người mẹ không đủ cao để gây hại cho thai nhi.

Hình: Tai biến sản khoa trong bất đồng nhóm máu Rhesus.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/sinhlynguoi/sinh-ly-nhom-mau/)
Từ khóa: sinh lýnhóm máu

Chủ đề liên quan:

nhóm máu sinh lý

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY