Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em xuất hiện khi muỗi vằn đốt khiến bé sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy gan, suy thận, thậm chí và viêm não gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy phụ huynh cần nhận biết sớm các dấu hiệu và có biện pháp phòng tránh bệnh kịp thời nhất.
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em là tình trạng thân nhiệt cao bất thường ở trẻ sau khi bị muỗi vằn đốt
Sốt xuất huyết hay còn được gọi là sốt Dengue ở trẻ em là tình trạng trẻ nhỏ bị lên cơn sốt cao đột ngột, kéo dài và tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Bệnh có liên quan đến virus Dengue do muỗi vằn truyền nhiễm từ người bệnh sang người lành, thường gặp nhất ở trẻ em. Đặc biệt những người ở vùng sông suối, ở những nơi ẩm thấp, ô nhiễm có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn.
Các triệu chứng của bệnh có thể xuất huyết sau 7- 14 ngày tính từ lúc bị muỗi đốt, kéo dài từ 7- 10 ngày sẽ chuyển sang giai đoạn từ hồi phục. Tuy nhiên ở trẻ có sức đề kháng yếu, bệnh vẫn tiếp tục kéo dài và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ.
Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae chính là nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở cơ thể người. Nhóm virus thuộc họ Flaviviridae này thường cần có một vật trung gian đưa để các virus truyền nhiễm từ động vật có xương sống này sang động vật có xương sống khác, tính cả trên cơ thể người. Vật trung gian này thường là các loại côn trùng hút máu như muỗi, ve hay các loại bọ.
Virus Dengue từ vật truyền nhiễm khi xâm nhập vào máu là nguyên nhân gây sốt xuất huyết
Khi côn trùng trung gian này hút màu vào cơ thể đang bị nhiễm virus huyết, virus tự động sinh sản nhanh chóng trong cơ thể côn trùng này, khi đốt sang cơ thể khác thì sẽ tự đồng truyền bệnh cho cơ thể đó. Tuy nhiên virus này không gây bệnh trên cơ thể vật trung gian.
Khi động vật truyền nhiễm trung gian mang virus gây bệnh đốt vào da người, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập cơ thể qua vị trí đốt đi vào máu. Đồng thời số lượng virus cũng được nhân lên trong các tế bào của hệ thống mono – đại thực bào của cơ thể người. Từ đó chúng bắt đầu xâm nhập và làm thoái hóa tế bào trong các tổ chức khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược. Các cơ quan có thể bị ảnh hưởng bởi virus này như gan, lách, thận, cơ, não hay niêm mạc ruột..
Muỗi vằn mang mầm virus Dengue chính là thủ phạm gây nên cơn sốt xuất huyết
Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue thì vật truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti hay chính xác hơn là muỗi vằn. Đặc điểm của loại muỗi này bao gồm
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ em bị sốt xuất huyết bao gồm
Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng suy yếu nên dễ bị virus xâm nhập và làm suy yếu chức năng của các cơ quan nhanh chóng. Đặc biệt nếu trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm sang tim, não là rất cao.
Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể và có thời gian ủ bệnh trong vài ngày rồi mới bắt đầu bùng phát bệnh. Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể chia làm ba giai đoạn gồm giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Mỗi giai đoạn đều có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.
Sốt cao hơn 38 độ kèm theo xuất huyết nhẹ dưới da chính là một trong những triệu chứng đầu tiên của sốt Dengue
Sốt là một trong những triệu chứng cơ bản đầu tiên cho thấy cơ thể đã nhiễm virus Dengue. Giai đoạn này bé chỉ có triệu chứng sốt cao là chủ yếu. Vì thế nhiều phụ huynh thường có tâm lý chủ quan cho rằng đây chỉ là bệnh cảm sốt thông thường.
Cụ thể hơn các triệu chứng ở giai đoạn khởi phát như sau
Ở giai đoạn này nếu thấy tình trạng xuất huyết dưới da lan rộng thành từng mảng lớn kèm theo nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
Ở giai đoạn này, cơn sốt đã bắt đầu hạ nhiệt, tuy nhiên lại xuất hiện nhiều triệu chứng xuất huyết hơn. Đặc biệt giai đoạn này nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy cơ tử vong cũng cao vì lúc này các virus đã xâm nhập sâu vào cơ thể.
Các dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn này bao gồm
Tuy nhiên cần chú ý rằng không phải lúc nào tình trạng xuất huyết cũng xuất huyết ở trẻ. Chính vì thế mà đôi khi phụ huynh không phát hiện ra con đã mắc sốt Dengue nên vẫn tiếp tục điều trị tại nhà. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và càng làm tăng nguy cơ tử vong.
Trong giai đoạn này nếu bé được xét nghiệm máu sẽ thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3. Lượng tiểu cầu càng thấp càng cho thấy sự trầm trọng hơn trong sức khỏe. Trường hợp nguy kịch hơn bé còn có thể bị rối loạn đông máu và cần phải cấp cứu ngay lập tức.
Nếu phụ huynh chăm sóc bé hợp lý, tình trạng sốt xuất huyết sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi nhanh chóng mà không cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ y tế. Giai đoạn này phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ nhiều hơn để bé mau chóng phục hồi lấy lại sức khỏe.
Sau 7 – 10 ngày nếu được điều trị đúng cách bé sẽ dần phục hồi trở nên tươi tỉnh và thèm ăn hơn
Các dấu hiệu của giai đoạn này bao gồm
Phụ huynh cần chú ý đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu sau
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan. Dù bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn nhưng khi bộc phát ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có phần nguy hiểm vì dễ rơi vào tình trạng sốc và tái sốc hơn ở người lớn. Sốc do sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan nội tạng nên trẻ cũng có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều.
Tràn dịch là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do điều trị sốt xuất huyết không đúng cách
Bên cạnh đó, không ít bậc phụ huynh khi thấy con sốt cao đều tự điều trị tại nhà, tuy nhiên không phải bệnh sốt nào cũng có thể điều trị giống nhau. Xử lý không đúng cách có thể kiến cơn sốt càng trở nên trần trọng và gây ra nhiều biến chứng hơn. Các vấn đề bé có thể gặp phải nếu cơn sốt xuất huyết Dengue không được điều trị kịp thời bao gồm:
Các biến chứng của sốt xuất huyết gây ra ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách là vô cùng nguy hiểm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần trẻ nhỏ, các di chứng kéo dài đến khi trẻ lớn. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, các biến chứng này có phần trầm trọng hơn rất nhiều và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não cho trẻ.
Hiện tại vacxin bệnh sốt xuất huyết mới chỉ có ở một số Bang của Mỹ và chưa được lưu hành rộng rãi. Chi phí tiêm vacxin này cũng khá cao, khoảng 207$ ( ~ 5.000.000đ) cho 3 liều khuyến cáo. Tại Việt Nam cũng đang tiến hành nghiên cứu và điều chế nhóm vacxin này tuy nhiên vẫn chưa được chính thức công bố. Vì vậy có thể nói chưa có loại vacxin điều trị bệnh chính thức nào với bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên với cơ chế của bệnh, nếu được xử lý đúng cách sẽ không quá nguy hiểm. Đối với trường hợp diễn biến nặng bé sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi phòng biến chứng còn với các trường hợp chưa quá nguy hiểm chủ yếu sẽ được chỉ định điều trị tại nhà.
Tình trạng sốt cao, nôn mửa khiến bé bị mất nước, đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy các mà phụ huynh cần chú ý trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết chính là bù dịch cho trẻ để cơ thể được phục hồi nhanh nhất.
Những vấn đề mà phụ huynh cần lưu ý trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết bao gồm
Phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc để hỗ trợ việc cải thiện cơn sốt tạm thời hoặc tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bảo an toàn hơn. Tùy vào độ tuổi những chủ yếu bé sẽ được chỉ định dùng paracetamol để giảm sốt. Liều dùng khoảng 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, và sử dụng cách 6 giờ một lần nếu cơn sốt kéo dài mãi không dứt.
Phụ huynh có thể dùng paracetamol đường uống để hạ sốt tạm thời cho trẻ
Thường phụ huynh chỉ nên dùng thuốc khi bé sốt cao trên 38, 39 độ mà thôi. Đặc biệt chú ý không được dùng các nhóm thuốc aspirin hay ibuprofen vì có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu làm xuất huyết trầm trọng hơn vô cùng nguy hiểm. Việc dùng thuốc chỉ nên áp dụng với trẻ trên 1 tuổi để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Phụ huynh cũng không nên dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết thuộc dạng sốt virus, dùng kháng sinh thường không đem đến tác dụng.
Trẻ sốt thường bị mất nước trầm trọng nên phụ huynh có thể cho bé dùng thuốc bổ sung nước và chất điện giải oresol. Loại thuốc này khá an toàn cho nên có thể dụng cho trẻ nhỏ. Được bổ sung chất điện giải đầy đủ sẽ giúp cơ thể bé bổ sung nhanh chóng hơn.
Với các trường hợp bé sốt dưới 38 độ, phụ huynh không nên dùng thuốc cho trẻ vì các cơ quan của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên việc dùng thuốc không thực sự tốt. Thay vào đó mẹ có thể dùng các miếng dán hạ sốt hoặc dùng khăn nhúng nước ấm để chườm máy cho trẻ sẽ đem đến tác dụng tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
Việc truyền dịch cũng có thể áp dụng trong một số trường hợp sốt nặng, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi có sự cho phép của bác sĩ. Không tự ý truyền dịch tại nhà hoặc tại những cơ sở y tế kém chất lượng vì nếu truyền dịch không đúng cách ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, phù nề,…
Hãy chú ý theo dõi thân nhiệt trẻ sát sao bằng nhiệt kế để phòng các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Cơn sốt cao khiến bé ngủ li bì hoặc quấy khóc không ngừng và không chịu ăn uống làm bé gầy đi nhanh chóng. Dù bé đi tiểu khá ít nhưng tình trạng mất nước vẫn khá nặng nề và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác trầm trọng hơn.
Bổ sung nước đầy đủ chính là cách hạ sốt tốt nhất. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ nên tăng cữ bú để vừa cấp nước vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. dù bé quấy khóc không muốn ăn nhưng phụ huynh hãy cố gắng để trẻ bú nhiều hơn để có thể hạ sốt và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Với trẻ lớn hơn, bên cạnh oresol phụ huynh nên bổ sung thêm nước sôi để nguội cho trẻ. Trong trường hợp không có sẵn oresol, mẹ nên cho con uống thêm các loại nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, c sủi, nước dừa… Các loại nước này vừa dễ uống lại vừa có thể cung cấp các dưỡng chất giúp con phục hồi nhanh chóng. Nhất là với các loại nước giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường đề kháng để giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng.
Chú ý chỉ nên cho con uống nước lọc hoặc các nước ép trái cây, không nên cho trẻ uống những loại nước ngọt có ga hay nước có màu đậm vì dễ có thể gây nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa
Phụ huynh cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho con qua các món ăn. Ưu tiên các món ăn nấu lỏng như cháo, súp, canh để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn. Chú ý nên nêm nhạt, không nấu quá mặn hay quá ngọt đều không tốt cho cơ thể lúc này. Ngoài da mẹ cũng nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp con dễ ăn hơn. Bé được bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp cơ thể được phục hồi sớm hơn.
Trẻ bị sốt xuất huyết thường rất mất sức và mệt mỏi do quấy khóc nhiều, mất nước mà lượng dưỡng chất lại không đủ. Chính vì thế cho bé nghỉ ngơi nhiều là cách để con được lại sức sớm. Mẹ chú ý cho con nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát nhưng tránh ở gần cửa sổ gió mạnh có thể làm con trúng gió độc. Hạn chế để quạt hay điều hòa quá mức hay thổi trực tiếp vào người con vì sẽ tăng nguy cơ mắc một số triệu chứng nguy hiểm khác.
Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn chính là cách phục hồi sức khỏe tốt nhất cho trẻ sau cơn sốt
Chú ý giữ mỗi không gian yên tĩnh để bé được ngủ ngon và sâu giấc hơn. Hạn chế tình trạng bé bị giật mình dậy giữa chừng sẽ rất khó để ngủ lại. Bên cạnh đó, nên cho con mặc các trang phục thoáng mát, rộng rãi thấm hút tốt để thoát mồ hôi tốt hơn. Nếu bé bị sốt cao làm ướt đồ thì nên lau người và thay đồ mới cho bé. Tuyệt đối không để bé mặc đồ ẩm ướt vì có thể làm bé bị nhiễm lạnh.
Nếu muốn tắm cho trẻ nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín, tránh gió, tắm nhanh chóng và lau người khô cho bé trước khi mặc đồ. Tốt nhất chỉ nên tắm cho bé một lần trong ngày. Nếu thấy mồ hôi đổ ra nhiều khiến bé khó chịu thì có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người sạch sẽ và thay đồ mới cho trẻ là được.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý tuyệt đối không sử dụng các biện pháp dân gian để hạ sốt cho trẻ như cạo gió hay đánh trứng vì lý do nhiễm bệnh liên quan đến các vấn đề virus cứ không do các yếu tố thời tiết bên ngoài tác động. Đồng thời các phương pháp này có thể gây chảy máu, nhiễm trùng khiến bệnh trầm trọng hơn.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này chính trên cơ thể trẻ chính là tăng cường phòng tránh nó ngay từ đầu. Bệnh hầu hết chỉ xuất hiện khi bị muỗi vằn đốt, vì vậy các phòng tránh tốt nhất là ngăn ngừa bé tiếp xúc với các nguồn gốc gây bệnh này.
Cho trẻ ngủ trong màn là cách tốt nhất để phòng tránh sốt xuất huyết
Những vấn đề căn bản mà phụ huynh cần thực hiện bao gồm
Bên cạnh đó, việc phòng bệnh hiệu quả nhất chính là tiêu diệt muỗi từ trước không để nó có thể tồn tại và gây bệnh. Chúng thường trú ẩn ở những nơi ẩm thấp, ao tù nước đọng và sinh sản cực nhanh nên cần phát hiện và tiêu diệt sớm các ổ bệnh.
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Phụ huynh cần chú ý theo dõi các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi của con để có biện pháp phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước mọi dấu hiệu bất thường trong sức khỏe trẻ để đảm bảo con được phát triển toàn diện nhất về cả thể chất và trí não.
Chủ đề liên quan: