Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Stress, lo âu: “Kẻ thù” của bệnh nội khoa mạn tính

Nếu yếu tố gây stress, lo âu quá mạnh hoặc kéo dài, nội tiết tố tiết ra quá mức có thể kìm nén hệ miễn dịch, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, sức khỏe suy giảm, cơ thể gặp nhiều tác hại, hàng loạt bệnh đồng mắc sẽ xuất hiện.

Theo một thống kê năm 2017, nước ta có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan tới stress, lo âu. Tuy nhiên, số người biết bệnh và đi khám rất thấp. Theo Univadis/Boldsky, có hơn 15 tác hại dạng bệnh lý được được kiểm chứng do stress, lo âu kéo dài.

GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hội Tăng huyết áp Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, Stress trực tiếp ảnh hưởng đến lượng hormone trong cơ thể như cortisol và adrenaline tăng cao và kéo dài liên tục, gây ra hoặc làm nặng lên những vấn đề tim mạch như: đau thắt ngực và bệnh mạch vành, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đột quỵ não. Với những người đã có sẵn bệnh lý tim mạch, stress có thể là yếu tố thúc đẩy gây ra các biến cố tim mạch một số các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, các rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Những tác động lớn với sức khỏe cơ thể khi stress trở thành bệnh lý

Béo phì

Tình trạng stress khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol hơn bình thường và chúng khiến cơ thể tích trữ lượng mỡ dư thừa ở bụng. Trong khi đó, mỡ thừa ở bụng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn là mỡ thừa ở những vùng cơ thể khác.

Tăng nặng các bệnh đại tràng/ dạ dày

Mặc dù stress không gây ra các vết loét ở đường tiêu hóa nhưng có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn, chẳng hạn như chứng ợ nóng mạn tính (trào ngược dạ dày thực quản) và hội chứng ruột kích thích.

Tiểu đường

Stress có thể khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn theo hai chiều hướng:

● Stress, lo âu khiến bạn hình thành các thói quen xấu, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh và kích thích hút Thu*c, uống bia rượu không kiểm soát.

● Tình trạng stress có thể trực tiếp làm tăng nồng độ glucose trong máu ở những người bị đái tháo đường tuýp 2.

Bệnh về tim mạch

Béo phì, tiểu đường và lo âu kéo dài có thể liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng, rối loạn nhịp tim và lưu lượng máu, giải phóng cholesterol và chất béo triglyceride vào máu.

Kéo theo đó, làm nặng lên những vấn đề tim mạch như: đau thắt ngực và bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ não.

Hen suyễn

Nhiều nghiên cứu cho thấy stress, lo âu có khả năng khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí, một số bằng chứng cho rằng căng thẳng mạn tính ở bố mẹ làm tăng nguy cơ phát triển hen suyễn ở con họ.

Lão hóa nhanh hơn

Stress có thể gây ra mụn trứng cá. Sự gia tăng hormone nam tính androgen là thủ phạm chính gây mụn trứng cá ở phụ nữ. Phụ nữ ít bị hấp dẫn bởi những nam giới có hàm lượng hormone stress cortisol cao so với những người có hàm lượng này thấp.

Bên cạnh đó, thường xuyên mất ngủ và các vấn đề về đau đầu ở người bị rối loạn thần kinh thực vật cũng tác động đến làn da, khiến da xấu và nhanh chóng lão hóa hơn.

Đột quỵ

Stress cũng có thể làm cơ thể dễ hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Ngoài ra, đái tháo đường, huyết áp cao cũng là một trong các căn nguyên từ hệ lụy bệnh. Các bệnh lý nội khoa này cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng đột quỵ.

Stress thường trải qua nhiều giai đoạn và mức độ. Các dấu hiệu và triệu chứng của stress bao gồm các biểu hiện hành vi như khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút Thu*c, nghiện ngập,... hoặc biểu hiện cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức và thường xuyên khó chịu...

Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng tâm S*nh l* của cơ thể được phục hồi. Ngược lại, quá trình phục hồi sẽ không xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ. Do vậy cần phải nhận biết sớm giai đoạn đầu tiên để tránh sự tiến triển lo âu, trầm cảm xa hơn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hằng ngày của cơ thể.

Hóa giải stress, lo âu: Từ dùng Thu*c đến trị liệu tinh thần

Phương pháp điều trị stress còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của người bệnh. Trước tiên, bạn cần đi khám kiểm tra sức khỏe thần kinh và tổng quát cơ thể, để an tâm tự tin và có hiểu biết đúng đắn về sức khỏe của mình.

image002

Có thể thực hiện các biện pháp tâm lý không dùng Thu*c sau:

● Tự đánh giá các dấu chứng lo âu: Bước đầu tiên là dừng lại một giây và quan sát những gì đang diễn ra với cơ thể của mình. Suy nghĩ về những gì mình đang trải qua và liệu nó có liên quan đến cảm xúc buồn bã hay phản ứng với điều gì đó đáng báo động hoặc căng thẳng không. Ngoài ra, hãy cảnh giác với các dấu hiệu cho thấy bạn đang căng cơ, đây cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng căng thẳng.

● Tự đánh lạc hướng: Nếu nghi ngờ lo âu căng thẳng là căn nguyên của các triệu chứng thực thể của mình thì sự phân tâm có thể là một công cụ hữu ích. Cụ thể chúng ta cần thử thực hiện các hoạt động có thể khiến chúng ta mất tập trung vào cơ thể, ví dụ xem phim ảnh, giặt giũ, làm vườn, tưới cây... Điều này có thể giúp chúng ta thoát khỏi vòng xoáy lo lắng và các dấu chứng thực thể đáng kể.

● Thư giãn cơ thể hoặc làm việc: Để giảm bớt căng thẳng, hãy thử một số bài tập thở sâu hoặc thư giãn. Những phương pháp kiểm soát và giảm stress hiệu quả như: rèn luyện sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập Yoga,... Chế độ ăn uống cần chặt chẽ hơn như đảm bảo đủ năng lượng, tránh các thức ăn nhanh, các chất kích thích như Thu*c lá, rượu bia, uống trà đậm, cà phê ban đêm… Duy trì đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tăng cường quan hệ xã hội tích cực, lành mạnh, quan tâm cộng đồng… Có thể áp dụng thêm châm cứu, massage, tắm nước suối nóng… đặc biệt phải ngủ đủ giấc.

● Tự trấn an: Nếu chúng ta nghĩ rằng các dấu chứng của mình là do lo lắng, hãy tự trấn an bản thân rằng những gì bạn đang trải qua không có hại hoặc không gây Tu vong. Các dấu chứng trên sẽ hết khi lo lắng giảm bớt.

Nếu bị căng thẳng, lo âu phải dùng đến Thu*c điều trị, GS.TS.BS Huỳnh Văn Minh đánh giá: Khi căng thẳng, lo âu đã dùng các biện pháp không dùng Thu*c nhưng không cải thiện các bác sĩ sẽ cho bạn dùng Thu*c. Hầu hết mọi người rất e ngại khi được kê Thu*c hướng thần. Thực tế có nhiều người đã đi khám và được kê Thu*c rồi, nhưng khi biết đó là Thu*c hướng thần thì lo ngại tác dụng phụ hay lệ thuộc Thu*c và không dám uống. Có nhiều nhóm Thu*c tác dụng lên lo âu, stress và trầm cảm tùy theo mức độ như:

● nhóm benzodiazepin: thường dùng là diazepam (seduxen, valium), flurazepam (dalmane), estazolam (prosom, nucfalon), temazepam (normison, restoril), triazolam (halcion) quazepam (doral), tofisopam (grandaxin)... hiện nay nhóm này được sử dụng khá nhiều, đây là các Thu*c nhóm hướng tâm thần được quản lý cấp phát trong các cơ sở y tế có giường bệnh theo quy chế riêng.

● Non-benzodiazepine: Non-benzodiazepines: etifoxine HCl (Stresam), Sedanxio…

● Thu*c chống trầm cảm ba vòng: Như Amitriptyline, imipramine… có tác dụng tăng lượng norepinephrine và serotonin sẵn có trong não.

● Thu*c ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Được coi là loại Thu*c hàng đầu trong điều trị stress, lo âu, trầm cảm. Phổ biến gồm có sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa), và escitalopram (Lexapro).

Ngoài ra, còn có các Thu*c khác như:

● Thu*c kháng histamin: Thường dùng là doxylamine, promethazin, alimemazin, diphenhydramin, pyrilamine... Các Thu*c này thường được dùng với chỉ định chống dị ứng, cảm cúm... nhưng có tác dụng an thần, gây ngủ nên có thể dùng khi bị stress.

● Dược thảo Rotunda: Có tác dụng an thần gây ngủ với liều thấp mà độ dung nạp Thu*c lại rất cao, ít tai biến và quen Thu*c.

● Nuôi dưỡng tế bào thần kinh: Piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline,…

Loại Thu*c nào là tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh và những vấn đề sức khỏe khác mà bạn có thể gặp phải. Bác sĩ có thể cho bạn thử một vài loại Thu*c ở các liều khác nhau trước khi tìm ra loại phù hợp giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Các loại Thu*c điều trị bệnh tinh thần có thể mang đến một số tác dụng phụ ngoài mong muốn, vì thế bạn không nên tự ý mua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.

>> Bạn nên xem thêm: Chuyên gia tư vấn Ứng phó với stress trong cuộc sống hiện đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/stress-lo-au-ke-thu-cua-benh-noi-khoa-man-tinh--n188281.html)

Tin cùng nội dung

  • Áp lực công việc, cuộc sống là gánh nặng khiến cho tình trạng mất ngủ tiên phát, lo âu và trầm cảm ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Do đó, cần làm gì để cải thiện tình trạng này là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
  • Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người cần phải cố gắng gấp bội để không thụt lùi so với thời đại. Nhưng vì thế mà áp lực công việc, cuộc sống và gia đình đã dần trở thành stress và “gặm nhấm” mọi lứa tuổi, từ thanh thiếu niên, người trưởng thành, trung niên đến người già.
  • Mệt mỏi kéo dài, bạn đã tìm mọi cách để khắc phục tình trạng thiếu động lực học tập, làm việc nhưng vẫn không cải thiện? Đừng nghĩ rằng mình “lười biếng”, bạn có thể mắc phải “hội chứng mệt mỏi mạn tính” - một rối loạn phức tạp làm thay đổi cuộc sống.
  • Thỉnh thoảng bạn lo âu trước những vấn đề của cuộc sống liên quan đến công việc, học tập, bệnh tật, không sao cả! Nhưng nếu bạn lo lắng cực độ, kéo dài, khó khăn trong việc kiểm soát gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường ngày, đừng chủ quan, đó có thể là bệnh lý.
  • Lo âu, lo lắng là một phần của cuộc sống. Tuy nhiên khi đã lo lắng quá mức, dẫn đến bệnh lý rối loạn lo âu thì cuộc sống của chúng ta sẽ dần bị ăn mòn. BS Nguyễn Quang Vy - Chuyên khoa Thần kinh, BV Đa khoa Medic Bình Dương chỉ ra thế nào là lo âu bệnh lý để mọi người khám, chữa bệnh kịp thời.
  • Dịch COVID-19 khiến nhiều người bị sang chấn tinh thần. Những trạng thái căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tức… là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị stress. Nếu không biết cách ứng phó dễ xảy ra hậu quả nặng nề, “bào mòn” từ tinh thần đến các cơ quan trong cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY