Mặc dù thu nhập trung bình năm 2020 của Triều Tiên chỉ rơi vào khoảng 1,38 triệu won/người (khoảng 27 triệu đồng), thấp bằng 4% Hàn Quốc kề cạnh, nhưng giới thượng lưu ở đất nước này vẫn phất lên ào ạt. Họ chiếm khoảng 1% dân số Triều Tiên lúc này.
Lẽ dĩ nhiên là với bình quân thu nhập nêu trên, Triều Tiên thuộc quốc gia nghèo. Dưới ảnh hưởng của Covid-19, người dân Triều Tiên càng lao đao. Chỉ là, những khó khăn này không phải vấn đề của giới siêu giàu.
Trên thực tế, Chủ tịch Kim Jong-un từ khi lên nắm quyền đã thể hiện rõ thái độ ủng hộ phát triển kinh tế. Cũng kể từ đó, thủ đô của họ thay đổi rất nhanh. Các chung cư cao tầng, tòa nhà sang trọng đua nhau mọc lên. Cùng với chúng là hàng loạt các địa điểm vui chơi, giải trí, ẩm thực, khu thương mại… Pyonghattan – khu thượng lưu được ví như "Manhattan Triều Tiên" chào đời, phục vụ nhu cầu sống vương giả của 1% người siêu giàu.
Pyonghattan – "Manhattan Triều Tiên", khu thượng lưu của Bình NhưỡngTrong Pyonghattan, chỉ một miếng bò bít tết bình thường cỡ $7 (khoảng 160.000 đồng tiền Việt) cũng có giá $48 (khoảng 1 triệu đồng). Tối thứ bảy, miếng thịt bò "sang chảnh" này còn nhảy lên $50 (tương đương 1,1 triệu đồng). Trong khi thu nhập bình quân của người dân Triều Tiên chỉ 115.000 won/tháng (khoảng 2,26 triệu) thì ở đây, 1 ly cà phê cũng đã $10 (khoảng 230.000 đồng). Chia ra, 1 tháng kiếm tiền của người Triều Tiên chỉ đủ uống 10 ly cà phê ở Pyonghattan.
Tại Triều Tiên, từ lương thực đến bất động sản đều do chính phủ phân phối và quản lý. Vì thu nhập thấp nên từ lâu, chuyện ăn uống của họ cũng không mấy dễ dàng. Nhưng người siêu giàu ở Pyonghattan thì có thể thoải mái mua mọi thực phẩm như ý muốn. Họ đủ khả năng để mua sắm, tiêu dùng những mặt hàng đắt đỏ từ khắp nơi trên thế giới, ví dụ như thịt bò Mỹ, cá hồi Na Uy, bia rượu ủ thủ công châu Âu…
Trong Pyonghattan, thực khách siêu giàu có thể yêu cầu bất cứ của ngon vật lạ nào (Ảnh minh họa)Dưới điều kiện giàu nứt đố đổ vách của các bậc phụ huynh, con nhà giàu Triều Tiên vô tư sống hưởng thụ. Nếu bạn cần một ví dụ đời thực, nhân vật Seo Dan trong Crash Landing on You chính là nguyên mẫu điển hình. Nhờ nhiều tiền, họ hào nhoáng chạy theo hàng hiệu. Từ các chuỗi thời trang trung lưu như Zara, Adidas và Nike... đến những thương hiệu xa xỉ như Chanel và Prada đều chỉ có thể bám trụ ở Triều Tiên nhờ giới siêu giàu.
Xã hội Triều Tiên chuộng khiêm tốn và kín đáo. Vậy nên thay vì khoe khoang thời trang và dáng vóc trên đường, con nhà giàu Triều Tiên kéo nhau vào các phòng gym thượng lưu. "Chúng tôi đến phòng tập thể dục để khoe cơ thể, da thịt," - Lee Seo-hyeon (29 tuổi) thừa nhận.
"Rich kid" Triều Tiên chỉ có thể khoe thời trang siêu bó và hở bạo trong phòng gym (Ảnh minh họa)Tại các gym thời thượng, phụ nữ mặc quần legging và áo bó siêu sát của Elle, còn nam giới thì diện đồ Adidas và Nike. Sau thời gian "rèn luyện thể chất", họ đổi đồ tập với các trang phục thời thượng, tự do thể hiện phong cách, sở thích cá nhân.
Triều Tiên không cho phép phẫu thuật thẩm mỹ. "Chúng tôi có thể xin thị thực đi nước ngoài vì lý do y tế, nhưng phải trừ làm đẹp ra," - Seo-hyeon phàn nàn. "Phẫu thuật thẩm mỹ là lý do y tế bất hợp lệ. Xinh gái hay đẹp trai nhờ dao kéo bị coi như bất công".
Có điều, nếu xin thị thực đi nước ngoài vì lý do khác hợp lý rồi nhân tiện phẫu thuật thẩm mỹ xong mới về thì không vấn đề gì cả. Vì thế, con nhà giàu Triều Tiên dễ dàng sang Hàn Quốc - nơi vốn nổi tiếng "thiên đường phẫu thuật thẩm mỹ", lừng danh "đội ngũ chuyên gia giàu năng lực nhất thế giới" - để làm đẹp.
Tuy Triều Tiên cấm phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng giới siêu giàu chỉ cần xin được thị thực sang Hàn Quốc là thực hiện ngon ơ.