Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sứa biển có thể làm nhiều món ngon trong mùa hè nhưng 5 nhóm người không nên ăn và khi chế biến hãy nhớ điều này để tránh ngộ độc

Không được cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn sứa, kể cả những loại sứa đã được chế biến.

Sứa biển là món ăn mát, bổ được sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi sứa, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế cho biết, có rất nhiều loại sứa biển. Một số loại sứa có chứa độc tố rất mạnh, cần phải chế biến sứa biển đúng cách trước khi ăn, Theo các chuyên gia của Viện Hải Dương học Nha Trang, nếu đi tắm biển, khi nhìn thấy những con

Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạng

Thể nhẹ

Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

Thể tối cấp

Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt.

Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.

Thể cấp hay bán cấp

Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu.

Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.

Ai không nên ăn sứa biển?

Theo các chuyên gia của Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế, sứa biển là món ăn bổ, mát và được sử dụng để chế biến một số món hợp với ngày hè như: gỏi, nộm sứa, lẩu, canh, bún sứa... Tuy nhiên, không được cho trẻ em dưới 8 tuổi ăn sứa, kể cả những loại sứa đã được chế biến. Bởi đây là lứa tuổi vô cùng nhạy cảm, sức đề kháng còn kém, nếu ăn sứa sẽ rất dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc. Do vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý điều này khi đưa gia đình đi du lịch nghỉ mát ở biển hoặc trong những bữa ăn thường ngày.

Bên cạnh đó, có một số nhóm người cũng không nên dùng sứa biển, kể cả loại đã được chế biến cẩn thận và nấu chín, bao gồm:

- Những người bị dị ứng với hải sản;

- Người mới ốm dậy;

- Người bị suy nhược cơ thể;

- Người đã từng bị ngộ độc thực phẩm trong quá khứ.

Cách chế biến sửa biển thành món ngon, an toàn

Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống.

Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.

Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn. Không nên ăn sứa biển trong mùa sinh sản của chúng, vì thời điểm này sứa tích lũy rất nhiều độc tố trong cơ thể. Lưu ý không cho trẻ em ăn thịt sứa để phòng ngừa tiêu chảy.

Ngoài ra, khi bạn ăn sứa đã được ép khô, loại này thường được bán nhiều trong các cửa hàng hay siêu thị, tốt hơn hết bạn cũng nên rửa thật sạch trước khi chế biến. Cách làm này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/sua-bien-co-the-lam-nhieu-mon-ngon-trong-mua-he-nhung-5-nhom-nguoi-khong-nen-an-va-khi-che-bien-hay-nho-dieu-nay-de-tranh-ngo-doc-20200516092836156.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.