Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sức mạnh của cử chỉ “động chạm”, âu yếm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sức mạnh kỳ diệu của một cử chỉ tuy hết sức nhỏ bé và bình thường trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Mạnh hơn lời nói

Giáo sư tâm lý xã hội Pháp Nicolas Guequen đã thực hiện thí nghiệm thú vị. Viên trợ lý 21 tuổi của nhà khoa học tiếp cận 120 phụ nữ gặp tình cờ tại câu lạc bộ khiêu vũ trong thời gian 3 tuần. Anh ta tự giới thiệu và mời cô gái ra sàn khiêu vũ. Một nửa số trường hợp được hỏi có kèm động tác vỗ vai nhẹ, còn nửa kia thì không. Kết quả là nửa chỉ thuần túy lời mời có 43% đối tượng nhận lời, nhưng tăng lên 65% ở nhóm có thêm động tác vỗ vai nhẹ.

Trong nghiên cứu thứ hai, 3 nhà nghiên cứu nỗ lực xin số điện thoại của 240 phụ nữ không quen biết sau lời khen, cô rất đẹp và muốn mời cô uống ly cà phê. Một nửa số phụ nữ chỉ dùng lời nói và nửa còn lại có kèm thêm động tác vỗ vai nhẹ. Kết quả là trong số phụ nữ chỉ nói không có 10% đồng ý, song tỷ lệ này tăng gấp đôi khi có kèm thêm động tác vỗ vai nhẹ.

Kết quả 2 nghiên cứu cho thấy, động chạm có sức mạnh lớn hơn hẳn lời nói có cánh.

Cử chỉ âu yếm, động chạm giúp cải thiện sức khỏe.

Cử chỉ âu yếm, động chạm giúp cải thiện sức khỏe.

Gia tăng hormon tình yêu, hạnh phúc

Các nhà khoa học thuộc Khoa Tâm lý học Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ đã làm phép so sánh trẻ 4 tuổi được nuôi dưỡng trong gia đình bình thường và trẻ đến 16 tháng tuổi lớn lên trong trại trẻ mồ côi, sau đó được các gia đình thay thế tiếp nhận.

Thí nghiệm được tiến hành theo quy định, trẻ chơi trò chơi điện tử với bố/mẹ, nhiệm vụ của trò chơi là trong thời gian giải trí đòi hỏi trẻ phải động chạm những ngón tay hoặc ôm ấp bố/mẹ hoặc người đỡ đầu.

Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm nồng độ oxytocin (hormon tình yêu, hạnh phúc) và vasopressin trong nước tiểu trẻ sau trò chơi.

Kết quả trong cả 2 nhóm đối tượng, sự tiếp xúc với người xa lạ không gây hiệu ứng tăng oxytocin và vasopressin, trái lại, nồng độ cả hai tăng đột biến khi trẻ tiếp xúc với bố/mẹ.

Oxytocin trong cơ thể được kích hoạt tiết xuất khi chúng ta được ôm ấp, âu yếm. Nó hạ thấp nồng độ cortisol (hormon làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, ức chế miễn dịch), hạ huyết áp, giảm đau và thư giãn.

Các nhà khoa học thuộc Khoa Tâm lý trị liệu và các Khoa học Hành vi Đại học Cedars-Sinai ở Los Angeles, Hoa Kỳ đã chứng minh, nỗ lực âu yếm, ôm ấp kích thích cơ thể sản xuất bạch cầu, nhất là tế bào bạch cầu lymphocyte T và B, thành phần chủ chốt trong cuộc chiến chống virus. Với nhóm trẻ được người thân ôm ấp vuốt ve trong 45 phút, không chỉ tăng nồng độ bạch cầu trong máu mà còn sụt giảm nồng độ cytokine gây viêm (tức tế bào bạch cầu - thủ phạm gây các bệnh tự miễn).

Gia tăng hormon tăng trưởng

Thiếu động chạm, vuốt ve gây tác hại cực lớn cả với người cũng như vật. Những cá thể chuột mới lọt lòng bị các nhà nghiên cứu cách ly chuột mẹ cơ thể sản xuất số lượng hormon tăng trưởng ít hơn.

Giáo sư tâm thần học kiêm bác sĩ tâm lý trị liệu Đại học Denver (Mỹ) Rene Spitz (1887-1974) đã so sánh sự phát triển của trẻ ở 2 loại nhà trẻ: Nhà trẻ trong tù hàng ngày đối tượng được tiếp xúc với mẹ và nhà trẻ trẻ mồ côi trong tu viện - nơi các nữ ni cô hoàn toàn không ôm ấp sinh linh bé nhỏ. Trong khi tại tu viện, trung bình cứ 3 trẻ sơ sinh có 1 Tu vong, 100% trẻ tại nhà trẻ trong tù sống khỏe mạnh. Khác biệt duy nhất là sự động chạm.

Những nghiên cứu thực hiện trong 10 năm tiếp theo chứng minh, trẻ thiếu âu yếm, vuốt ve thường còi cọc, thiếu cân và khả năng đề kháng của cơ thể kém hơn so với đồng lứa đối chứng.

Ngọc Báu

((Theo dobrewiadomosci.net.pl))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/suc-manh-cua-cu-chi-dong-cham-au-yem-n177024.html)

Chủ đề liên quan:

âu yếm cử chỉ động chạm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY