Mắt hôm nay

Tác hại khi đeo kính cận không đúng

Hàng triệu người trên thế giới có thể đang làm cho mắt mình tồi tệ hơn, thậm chí là trở thành mù vì một quan niệm sai lầm: đeo kính thấp hơn độ cận thực.
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn 

Một công trình nghiên cứu mới đây cho thấy, bệnh nhân cận thị dùng kính thấp hơn độ cận thực sẽ khiến độ cận của mắt tăng nhanh hơn. Phát hiện này có thể làm thay đổi quy trình kê đơn kính của các bác sĩ.

Nhà nghiên cứu O Leary và đồng nghiệp tại Trường ĐH Quốc gia Malaysia ở Kuala lumpur đã tiến hành nghiên cứu trên 94 trẻ bị cận thị. Các em được chia thành 2 nhóm: một nửa đeo kính dưới độ cận thực và một nửa đeo kính đúng số. Tất cả đều được đo chiều dài nhãn cầu bằng phương pháp siêu âm 6 tháng một lần. 

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Nhóm nghiên cứu đã hết sức ngạc nhiên khi thấy rằng, ở những trẻ đeo kính số thấp, nhãn cầu dài nhanh hơn (nghĩa là độ cận tăng nhanh hơn) so với những em được đeo đúng số.

Dự định tiến hành nghiên cứu trong 3 năm đã phải bỏ giữa chừng, vì chỉ sau 2 năm, thị lực của trẻ đã xấu đi trông thấy. Tuy số lượng bệnh nhân không phải là lớn, nhưng đây là một công trình nghiên cứu có quy mô lớn nhất và chính xác nhất từ trước tới nay thuộc lĩnh vực này.

O Leary cho biết, không đeo kính có thể còn tồi tệ hơn đeo kính chưa đủ độ. Ngoài ra, đeo kính số thấp có thể hại cho cả người lớn, mặc dù tốc độ giảm thị lực ở họ chậm hơn so với trẻ em.

Lời khuyên của O Leary đến các bác sĩ, bệnh nhân và các bậc phụ huynh là: “không đeo kính là sự lựa chọn tồi nhất. Nhưng cũng đừng đeo kính số thấp. Hãy đeo kính với đúng độ cận thị của mình”.

Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh nguyên nhân của bệnh cận thị. Tuy nhiên, có thể thấy rằng bệnh cận thị rất phổ biến ở những trẻ dùng nhiều thời gian để đọc hoặc làm những công việc phải nhìn gần.

Tại một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Singapore, Đài Loan, Hồng Kông... cận thị đã đạt mức độ “dịch bệnh”. Tại những nơi này, tỷ lệ thanh thiếu niên bị cận thị lên tới 90%, so với 15-30% ở các nước thuộc châu Mỹ và châu Âu.

 AloBacsi.vn
Theo Phụ nữ TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tac-hai-khi-deo-kinh-can-khong-dung-n31047.html)

Tin cùng nội dung

  • Ở trẻ có một hiện tượng gọi là cận thị giả, nghĩa là trẻ có thể nhìn xa không rõ nhưng không bị cận thị. Nếu cha mẹ cho đi khám đúng lúc này trẻ có thể phải đeo kính cận oan, Tiến sĩ Vũ Bích Thủy, Trưởng khoa mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết.
  • Mắc tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, nhiều người cảm thấy bất tiện vì phải đeo kính hằng ngày. Công nghệ y học hiện đại giờ đã có thể khắc phục tình trạng đó chỉ trong 5 - 10 phút phẫu thuật.
  • Nghe con phàn nàn nhìn không rõ, chị Dung (Hà Nội) đưa đi khám, kết quả mắt đã cận 2 điốp. Đeo kính được một thời gian, cháu vẫn kêu nhức mắt, nhìn cứ mờ mờ, đưa đi khám lại, chị bất ngờ biết con không hề bị cận thị.
  • Cháu đang học lớp 8, mắt phải bị cận 0,75 độ, còn mắt trái cận 1 độ. Cháu nghĩ chỉ vào giờ học mới nên đeo kính, thời gian khác thì không mang. Cháu làm như vậy có sao không ạ, có làm tăng độ không?
  • Tôi 25 tuổi, bị cận thị cách đây 18 tháng. Lúc đó mắt trái tôi là 1.25 còn mắt phải là 1.00. Hiện mắt trái tăng lên 2.25 còn mắt phải là 1.25. Công việc của tôi bắt buộc phải làm với máy tính thường xuyên. Tôi rất sợ sẽ bị tăng số, làm cách nào để mắt tôi không bị tăng số nữa?
  • Đo thị lực khi khám sức khỏe định kỳ, chị Ly được kết luận là cận 1,25  đi ốp và cần đeo kính. Nhưng mỗi lần đeo cặp kính, chị lại thấy đau đầu, chóng mặt, thậm chí nhìn mờ hơn.
  • Sáng 17/7, từ lúc 8g30-11g, bạn đọc AloBacsi sẽ có cơ hội được lắng nghe, trao đổi trực tiếp với Thầy Thu*c Nhân dân - GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông về bệnh đột quỵ qua chủ đề Đột quỵ mùa nắng nóng - Phòng hơn chữa!
  • Kính râm từ lâu đã trở thành vật dụng thời trang không thể thiếu, đặc biệt trong mùa hè.
  • Nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và dự phòng bệnh Mỹ (CDC) cho thấy 99% những người đeo kính áp tròng có ít nhất 1 hành vi nguy cơ có thể gây ra các nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Nếu bạn đeo kính áp tròng, bạn cần tránh những lỗi sau:
  • Sau khi về nhà mình chỉ biết khóc, không biết liệu gia đình anh sẽ nghĩ gì về mình....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY