Theo kết luận của các nhà khoa học thì nước lọc chiếm 70% khối lượng của cơ thể. nước là dung môi của các phản ứng hóa học, tham gia trực tiếp vào các phản ứng khác nhau, có tác dụng bôi trơn quan trọng của cơ thể, đặc biệt là nơi tiếp xúc các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, tạo nên sự linh động tại đầu xương và sụn, màng phổi, cơ hoành, miệng…, điều hòa nhiệt độ và là nguồn cung cấp khoáng chất cho các bộ phận. là tác nguy hiểm nhất của việc uống ít nước.
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Nguyệt Nga (Trưởng khoa Nội - Bệnh viện Việt Nam Cu-Ba) cho biết: "Bệnh nhân nhập viện do mất nước thường gặp trong các bệnh gây ra thiếu nước như tiêu chảy cấp, làm việc trong môi trường nắng nóng mà không cung cấp đủ nước (say nóng, say nắng)… Khi bị mất nước sẽ xuất hiện các triệu chứng mất nước từ nhẹ: khát nước, môi khô, mệt mỏi, đến những dấu hiệu mất nước nặng như kích thích, vật vã, đái ít, thóp lõm ở trẻ nhỏ, sốt cao, co giật, mạch nhanh huyết áp tụt, đặc biệt ở trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy cấp dễ dẫn đến mất nước rất nặng, có thể gây sốc do giảm thể tích tuần hoàn.”
Nước đặc biệt cần thiết đối với cơ thể người. Ảnh minh họaCũng theo bác đảm sĩ để đẩm bảo cho sức khỏe tốt, cơ thể cần phải được cung cấp đủ nước cho nhu cầu hàng ngày. Ngoài nước được cung cấp qua thức ăn, mỗi người nên uống 1 lít đến 1,5 lít nước mỗi ngày, cần lưu ý phải sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo an toàn, vệ sinh”. Theo phản ứng tự nhiên khi thiếu nước, cơ thể sẽ ưu tiên đưa nước tới các cơ quan quan trọng như não, tim, gan, phổi, thận, đồng thời giảm lượng nước tới các cơ quan ít quan trọng hơn như tiêu hóa, cơ, khớp, da và niêm mạc.
Nếu thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, khóc có ít nước mắt; đi tiểu ít, táo bón; da khô, ngứa, vì các tế bào da thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu.
Sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng; tăng nguy cơ viêm nhiễm miệng họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, các hóa chất, viêm mũi dị ứng. Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng...
Theo Tiểu Quyên/VietQ
Link bài gốc Lấy link
https://vietq.vn/viem-duong-ho-hap-va-nhung-tac-hai-khong-ngo-cua-viec-uong-it-nuoc-d71762.html?fbclid=IwAR3-aN8PEh6mMX_h8OzKdp3ZmRPC_DKs8BKvc7VM5YoHDCX9J_ThOfc5sKYTheo Tiểu Quyên/VietQ