Kinh tế xã hội hôm nay

Tại sao các bệnh nhân Covid-19 âm tính 3-4 lần nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi và cách ly 14 ngày?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp của Bộ Y tế phiên bản thứ 3, các bệnh nhân có kết quả âm tính 3-4 lần sẽ được chuyển cơ sở điều trị, tiếp tục cách ly và theo dõi 14 ngày.

Tối 26/3, Bộ Y tế thông báo có 37 đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần. Trong số 4 đã âm tính 4 lần, 3 người gồm BN45, 53 và 66 đã phục hồi, sẽ được chuyển cơ sở điều trị trong ngày mai (27/3) để tiếp tục theo dõi sức khoẻ.

Trước đó, BN18 sau 3 lần xét nghiệm âm tính, cũng đã được chuyển từ nơi điều trị là Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình về Bệnh viện Đa khoa Thái Bình tiếp tục 14 ngày.

Vậy tại sao các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện nhưng vẫn tiếp tục cách ly và theo dõi y tế?

Theo quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV), thì sau khi xuất viện, người bệnh cần thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất (phiên bản 3), vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 25/3, Covid-19 đủ tiêu chuẩn ra viện, sẽ tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. (Các 18, 45, 53 và 66 đều được chuyển cơ sở điều trị để theo dõi thêm), hạn chế tình huống tái nhiễm như Trung Quốc.

Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Bệnh nhân 18 trong ngày chuyển viện về Thái Bình để tiếp tục theo dõi thêm.

Những điểm mới của Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 (COVID-19) phiên bản lần thứ 3, ban hành theo Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25/3/2020.

1. Thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi. Có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.

2. Bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.

3. Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới về ô xy liệu pháp và đích ô xy máu.

4. Theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, (sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của X quang phổi) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng của bệnh. Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

5. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.

6. Về các Thu*c kháng vi rút đặc hiệu (như Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..). Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những Thu*c này trong điều trị Covid-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị, (bên ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

7. Tiêu chuẩn ra viện: cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

8. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài ra cập nhật tên bệnh và tên virus, hướng dẫn trước không phải virus gọi là SARS-CoV 2 và bệnh là Covid-19 mà gọi chung là nCoV.

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/tai-sao-cac-benh-nhan-covid-19-am-tinh-3-4-lan-nhung-van-phai-tiep-tuc-theo-doi-va-cach-ly-14-ngay-20200326223100533.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể có những biểu hiện viêm, vị trí viêm hoặc loét khác nhau.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Mangyte ơi, Xin cho tôi hỏi Tết nguyên đán có bệnh viện nào nhận khám chữa bệnh không? Mong Mangyte giới thiệu giúp tôi. Cảm ơn rất nhiều. (Đài Trang - Tây Ninh) BS ơi, sức khỏe bà tôi dạo này không được tốt, thường xuyên nhập viện cấp cứu. Đợt này nghỉ Tết tôi lo lắm, không biết có còn bệnh viện nào làm việc không? Xin Mangyte tư vấn một vài số điện thoại cấp cứu để gọi khi cần. Chân thành cảm ơn. (Hoàng Mai - Quận 6,TPHCM)
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY