Khoa học hôm nay

Tại sao Càn Long lại keo kiệt như vậy? Trong hoàng cung có tới hơn 3000 người sinh sống, một năm chỉ giới hạn sử dụng 391kg rượu?

Tuy rằng Càn Long chỉ khiến nhà Thanh khi ấy có vỏ bọc đẹp đẽ, nhưng xét về năng lực cá nhân và mức độ anh minh thì ông tuyệt đối là hiếm có trong các vị hoàng đế triều Thanh. Dưới chướng của Càn Long, cho dù là đại thần hay là người hầu muốn dùng khôn lỏi để che mắt Càn Long là điều vô cùng khó.

Sau khi triều Thanh nhập quan (tiến vào Trung Nguyên), trải qua sự phấn đấu của các đời vua Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, khi Càn Long thống trị đã dần đạt tới thời kỳ đỉnh cao. Tuy rằng Càn Long chỉ khiến nhà Thanh khi ấy có vỏ bọc đẹp đẽ, nhưng xét về năng lực cá nhân và mức độ anh minh thì ông tuyệt đối là hiếm có trong các vị hoàng đế triều Thanh. Dưới chướng của Càn Long, cho dù là đại thần hay là người hầu, bất kỳ lúc nào cũng đều có thể biết rõ được một điều, muốn dùng khôn lỏi để che mắt Càn Long là điều vô cùng khó.

Chân dung Càn Long

Trong khoảng thời gian Càn Long trị vì, không chỉ bận rộn quân quốc đại sự, ngay cả những chuyện quản lý vặt vãnh trong hoàng cung, ông cũng sẽ hỏi rõ từng chuyện một. Sau khi hoàng đế triều Thanh vào sống trong Tử Cấm Thành, trong cung giữ lại đội ngũ người làm tạp dịch hùng hậu để hầu hạ ăn uống, ngủ nghỉ cho các thành viên hoàng tộc. Trong “Thanh hội yếu” có ghi chép: Số lượng hoạn quan và cung nữ trong cung triều Thanh đã được giảm đi rất nhiều so với triều Minh, nhưng cũng duy trì ở khoảng hơn 3000 người trở lên. Thêm vào đó là các thành viên trong hoàng tộc sống trong cung, số nhân khẩu sống trong hoàng cung cũng có thể so sánh với một thị trấn loại nhỏ.

Chi phí ăn ở sinh hoạt một năm của hơn 3000 người, về lý mà nói cũng là một con số không hề nhỏ. Nhưng Càn Long lại có cách quản lý vô cùng độc đáo. Năm Càn Long thứ 43, ông đã hạ một thánh chỉ đặc biệt: “Quy định sử dụng rượu trong cung”. Trong đó có ghi rõ, lượng rượu dùng trong một năm ở hoàng cung là 391kg, không được vượt quá hạn mức.

Số nhân khẩu thường trú trong hoàng cung lên đến hơn 3000 người, việc ăn uống hàng ngày trong cung không thể thiếu rượu được. Hơn nữa hoàng đế còn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc nhỏ để chiêu đãi các sứ thần ngoại quốc, các quan văn võ, tế lễ thiên địa tổ tiên cũng cần dùng rượu, một năm chỉ được dùng 391kg rượu thực sự quá ít. Thời cổ đại do kỹ thuật có hạn, nồng độ rượu thấp, tửu lượng người cổ đại cũng cao, lượng rượu ít như vậy quả thực không đủ để dùng.

Tại sao Càn Long lại bủn xỉn như vậy? Hóa ra, thánh chỉ này của Càn Long cũng có nguồn cơn cả. Mục đích chính của ông không phải là để tiết kiệm tiền mà là để chỉnh đốn lại ngự thiện phòng. Ngự thiện phòng phụ trách khoản ăn uống cho hoàng đế và các thành viên hoàng tộc, mỗi năm đều cần thu mua và chuẩn bị rất nhiều thực phẩm, hoạn quan và đầu bếp quản lý ngự thiện phòng đã thừa cơ để ăn bớt, đút túi riêng không ít.

Rượu mà hoàng tộc triều Thanh dùng hàng ngày không giống như chúng ta tưởng tượng là được cống nạp từ các địa phương. Để đảm bảo an toàn, rượu được dùng trong hoàng cung đều được phòng ủ rượu trực thuộc ngự thiện phòng phụ trách sản xuất. Hoạn quan phụ trách ngự thiện phòng và phòng ủ rượu đã lợi dụng chức vụ đã tham ô rất nhiều trong quá trình làm rượu, còn khai man số lượng, từ đó trục lợi cho mình.

Trong một lần Càn Long vô tình kiểm tra sổ cái ghi chép của ngự thiện phòng đã phát hiện trong một buổi tiệc chiêu đãi sứ thần ngoại quốc đã dùng 110kg rượu, vì thế ông đã bắt đầu cảnh giác. Ông rõ ràng đã nhớ rằng, lần đó là một buổi tiệc nhỏ, chỉ có hơn 10 người tham gia, cho dù có dùng nhiều đến mấy cũng không thể nào nhiều đến hơn 100kg, cho dù có coi là nước để uống cũng không thể nhiều như vậy.

Càn Long lập tức hạ lệnh cho phủ nội vụ điều tra sổ cái của ngự thiện phòng và phòng ủ rượu, quả nhiên đã phát hiện ra vấn đề to lớn. Người phụ trách quản lý ngự thiện phòng và phòng ủ rượu đã tham ô không ít trong nhiều năm. Càn Long phẫn nộ vô cùng, hạ chỉ phạt nặng người phụ trách, hoạn quan quản lý Trần Tiến Trung, La Minh Ngọc bị phạt đánh 40 trượng, còn bị truy tố tội tham ô phi pháp, đi đày ở biên cương làm khổ sai.

Việc này khiến Càn Long bị đả kích rất lớn, ông không ngờ rằng ngay trong hoàng cung nơi ông ở lại có sự việc tham ô nghiêm trọng như vậy, vì thế đã hạ quyết tâm trừng trị triệt để hiện tượng này. Sau một hồi suy nghĩ, Càn Long cuối cùng đã nghĩ ra một chiêu: Hạn chế định lượng. Ông tham chiếu lượng rượu sử dụng trong hoàng cung của các năm trước, xem xét lượng rượu dùng cho tất cả các trường hợp như tế lễ, tiếp đón khách nước ngoài, quốc yến, sử dụng hàng ngày của hoàng tộc, giới hạn lượng rượu sử dụng trong một năm trong hoàng cung chỉ ở mức 391kg, không được vượt quá. Nếu như có trường hợp đặc biệt thì bắt buộc phải báo cáo với Càn Long, sau khi được phê duyệt mới có thể sử dụng. Còn về hoạn quan và cung nữ trong cung thì Càn Long không hề liệt vào danh sách xem xét.

Chiêu này của Càn Long thực sự có hiệu quả, lỗ hổng tiêu hao rượu trong hoàng cung đã được lấp. Từ đó có thể thấy, Càn Long bủn xỉn như vậy là để trừng trị những hiện tượng tham ô, nhìn như keo kiệt như lại rất anh minh.

Theo BVCL

Link bài gốc Lấy link

http://baove.congly.vn/tai-sao-can-long-lai-keo-kiet-nhu-vay-trong-hoang-cung-co-toi-hon-3000-nguoi-sinh-song-mot-nam-chi-gioi-han-su-dung-391kg-ruou-

Theo BVCL

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-can-long-lai-keo-kiet-nhu-vay-trong-hoang-cung-co-toi-hon-3000-nguoi-sinh-song-mot-nam-chi-gioi-han-su-dung-391kg-ruou/20240313101928833)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY