Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tại sao chữa tăng huyết áp lại dùng Thuốc lợi tiểu?

Tôi đi khám bệnh bác sĩ cho biết bị tăng huyết áp và kê đơn Thuốc chlorothiazid. Khi về tôi đọc kỹ thì đó là Thuốc lợi tiểu. Vậy tại sao bác sĩ lại cho tôi dùng Thuốc này, trong khi tôi bị tăng huyết áp? Khi dùng cần lưu ý gì?

Tôi đi khám bệnh bác sĩ cho biết bị tăng huyết áp và kê đơn Thuốc chlorothiazid. Khi về tôi đọc kỹ thì đó là Thuốc lợi tiểu. Vậy tại sao bác sĩ lại cho tôi dùng Thuốc này, trong khi tôi bị tăng huyết áp? Khi dùng cần lưu ý gì?

Vậy tại sao bác sĩ lại cho tôi dùng Thuốc này, trong khi tôi bị tăng huyết áp? Khi dùng cần lưu ý gì? 
Có thể nói Thuốc lợi tiểu là một trong các nhóm Thuốc được dùng để trị tăng huyết áp. Ở người bệnh tăng huyết áp, lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực.

Thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm tăng lượng muối và nước thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Ngoài ra, Thuốc lợi tiểu cũng giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ hai yếu tố trên, áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các Thuốc trị huyết áp khác.

Tùy từng trường hợp bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn Thuốc phù hợp.

Chlorothiazid là một Thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thiazid có tác dụng làm tăng sự bài tiết muối và nước. Tác dụng hạ huyết áp của chlorothiazid có thể có sau 3 - 4 ngày điều trị, nhưng cũng có thể đến 3 - 4 tuần mới có tác dụng tối ưu. Tác dụng kéo dài 1 tuần sau khi ngừng dùng Thuốc. Vì vậy, khi được kê đơn dùng Thuốc này, người bệnh cần tuân thủ dùng Thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kiên trì dùng Thuốc và tái khám đúng hẹn. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị để điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế, phối hợp Thuốc khi cần thiết.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, nếu bị bệnh gút hoặc có biểu hiện bệnh gút cần báo cho bác sĩ biết, vì trong trường hợp này không được dùng chlorothiazid (Thuốc sẽ làm bệnh gút nặng lên). Đối với người bệnh đái tháo đường, chlorothiazid có thể gây tăng đường huyết (nên có thể cần phải điều chỉnh liều lượng Thuốc trị đái tháo đường). Chlorothiazid có thể gây mất nhiều kali (điều này phụ thuộc vào liều lượng).

Để giảm bớt nguy cơ này bác sĩ có thể giảm liều hoặc trong trường hợp cần thiết có thể cho dùng thêm Thuốc chứa kali. Một số tác dụng phụ cần chú ý khi dùng Thuốc như: đi tiểu thường xuyên hơn (đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của Thuốc lợi tiểu và có thể kéo dài vài tiếng sau khi uống Thuốc); mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu... Dấu hiệu này sẽ giảm dần khi cơ thể người bệnh làm quen với Thuốc.

Tuy nhiên, nếu các hiện tượng này vẫn tiếp diễn liên tục, người bệnh nên đến khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào khác trong quá trình dùng Thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời.

Nguồn: http://songkhoe.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5cb93a333330857ca965a9e5)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Cây râu mèo còn có tên gọi là cây bông bạc, thuộc họ hoa môi. Là loại cây thảo lâu năm, cao khoảng 0,5-1m. Thân vuông, thường có màu nâu tím. Lá mọc đối, có cuống ngắn, chóp nhọn, mép khía răng to. Cụm hoa là chùm xim co ở ngọn thân và ở đầu cành. Hoa màu trắng sau ngả sang màu xanh tím. Nhị và nhụy mọc thò ra ngoài, nhìn giống như râu mèo, hoa 5 cánh không đều. Bao phấn và đầu nhụy màu tím.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY