Theo live science, các nhà khoa học đang nỗ lực... đắp cát lên tàu ma mortar wreck để hy vọng nó hư hại chậm đi.
Con tàu được tìm thấy vào năm 2019 bởi nhóm đứng đầu bởi thuyền trưởng tàu lặn Trevor Small, trong trạng thái rất tốt dù đã chìm từ thế kỷ thứ 13. Vị trí tàu đắm là Vịnh Poole, gần bờ biển miền Nam nước Anh.
Một thợ lặn đang tiếp cận Mortar Wreck - Ảnh: Cơ quan Di sản lịch sử Anh.
Xác tàu tốt đến nỗi được công nhận là con tàu đắm cổ nhất gần như nguyên vẹn từng được khai quật tại Anh.
Thế nhưng, giống như một câu chuyện cổ tích châu á mô tả người đàn ông sống dưới thủy cung trẻ mãi dù thời gian trên mặt đất đã kéo dài 300 năm, rồi vụt già đi khi mở chiếc hộp cấm, con tàu ma cũng đang "bốc hơi về trời" theo cách đó.
Từ khi được khai quật khỏi cát biển, con tàu đắm dường như tự nghiền nát mình với khối lượng hàng đá nặng mà nó chuyên chở, bao gồm nhiều cối, vạc và bia mộ, súng cối... trong khi liên tục bị nước động do thời tiết xấu làm hư hại phần thân tàu.
Nguyên nhân của hiện tượng kỳ dị này là do 800 năm qua nó bị vùi chặt trong cát. Các vùng cát đáy biển di chuyển giúp con tàu "trở về" với thế giới, nhưng tước bỏ đi lớp vật liệu bảo vệ. Khi tiếp xúc với nước, gỗ tàu nhanh chóng bị hư hại.
Điều này giải thích cho việc các thợ lặn và các nhà khảo cổ đang cố đắp cát trở lại những phần thân tàu bị lộ ra để cố kéo dài thời gian cho việc nghiên cứu.
Những lần lặn mới nhất để nghiên cứu và bảo vệ con tàu diễn ra sau khi chính phủ anh cấp cho con tàu ma mức độ bảo vệ chính thức cao nhất, theo cơ quan di sản lịch sử anh.
Theo Thu Anh/Người lao động
Link bài gốc Lấy link
https://nld.com.vn/khoa-hoc/tau-ma-800-nam-hien-hinh-nguyen-ven-roi-bong-boc-hoi-ve-troi-20220728175353581.htmTheo Thu Anh/Người lao động