Vào tháng 12/2016, tàu alexander obukhov - con tàu đầu tiên của đội tàu thuộc dự án đóng tàu 12700 của nga do cục thiết kế hàng hải trung ương almaz ở st.petersburg phát triển đã được bàn giao cho hải quân nga. đây là tàu quét mìn thế hệ mới, được thiết kế để dò và phá thủy lôi ở khoảng cách an toàn cho cả cảng biển và căn cứ hải quân cũng như vùng biển lân cận. truyền thông nga cho biết, các tàu thuộc dự án 12700 có kích thước nhỏ.
tàu có chiều dài gần 60m, rộng 10m và độ mớn nước từ 2,6 đến 3,1m. theo số liệu từ các nguồn mở, những tàu này có lượng giãn nước 900 tấn, có thể di chuyển với tốc độ tối đa 16 hải lý, tầm hoạt động 1.500 dặm, dự trữ hành trình 10 ngày. thủy thủ đoàn trên tàu gồm có 45 người. điểm đặc trưng của tàu quét mìn mới là có phần thân tàu bằng vật liệu phi kim loại.
“tính độc đáo của tàu quét mìn loại này là ở chỗ, đây là con tàu lớn nhất thế giới được làm bằng sợi thủy tinh. với vật liệu này từ trường thân tàu là rất thấp”, ông alexander kalinin (kỹ sư trưởng của dự án 12700) tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn báo chí. việc thân tàu được làm bằng sợi thủy tinh được đánh giá là một đặc điểm ưu việt bởi thiết kế như vậy sẽ khiến thân tàu không tác động đến các thiết bị tìm kiếm trên tàu cũng như đến những quả ngư lôi và mìn với cầu chì được kích hoạt bằng âm học hoặc bằng từ trường.
Đặc biệt, loại sợi thủy tinh được dùng để chế tạo thân tàu là một loại sợi thủy tinh đặc biệt, nhiều lớp có độ bền không thua kém thép hoặc titan. vật liệu này cũng hoàn toàn trung tính với nước biển về mặt hóa học.
Theo các chuyên gia, một trong những bộ phận quan trọng nhất trong các loại thiết bị được trang bị cho tàu quét mìn thuộc dự án 12700 là hệ thống sonar alexandrit độc đáo được dùng để tìm kiếm và vô hiệu hóa thủy lôi và bom mìn. hệ thống này được đánh giá là “đôi mắt và đôi tai” của tàu. cấu trúc của hệ thống này, ngoài các khối trung tâm, gồm có mô-đun ăng ten thủy âm bố trí dưới sống đáy tàu, trạm thủy âm kéo, thiết bị tự hành dưới nước điều khiển từ xa, thuyền tìm kiếm và dò quét không người lái điều khiển từ xa.
Các thông tin được công bố cho thấy, hệ thống alexandrit nổi bật ở sức quan sát nhạy bén. trong quá trình thử nghiệm một trong những tàu quét mìn mới thuộc dự án 12700, thiết bị này đã phát hiện ra một vật thể ở tận sâu dưới đáy biển ngay sau khi được bật lên. cuộc kiểm tra chính xác hơn bằng phương tiện dưới nước cho thấy rằng vật thể mà con tàu phát hiện được là một tàu khu trục đã chìm ít nhất 200 năm trước.
Một loại tàu phá mìn hiện đại của Nga. |
Nhờ thiết bị này, các sĩ quan hải quân nga thế kỷ 21 vô tình phát hiện một bí mật của biển sâu mà trước đó họ chưa từng nhận thấy sự tồn tại của nó trong nhiều hoạt động khác nhau. thông thường, các tàu quét mìn được trang bị những chiếc thuyền không người lái để phục vụ công tác tìm kiếm và vô hiệu hóa bom mìn. những thuyền này không phải là robot mà chúng được điều khiển từ xa, có thể được gửi đến những điểm nguy hiểm nhất của bãi mìn ngầm dưới mặt nước để vô hiệu hóa ngư lôi và bom mìn.
Người điều khiển khi đó sẽ đưa chiếc thuyền đến sát nơi đáng ngờ, sau đó, với sự trợ giúp của trạm thủy âm và thiết bị sonar cỡ nhỏ, thuyền sẽ rất nhanh chóng xác định vật thể là gì - một quả ngư lôi hay là cái thùng bị chìm. thuyền có thể hoạt động suốt 36 giờ cho mỗi lần nạp đầy nhiên liệu, có tốc độ lên tới 35 hải lý (gần 65 km/h), có thể vượt qua các bãi mìn với rủi ro thiệt hại tối thiểu. những chiếc tàu đầu tiên thuộc dự án 12700 đã được trang bị thuyền do pháp sản xuất.
Tuy nhiên, sau đó, tất cả các tàu quét mìn của nga được trang bị thuyền skanda do chính nước này sản xuất có khả năng thực hiện thành công các chức năng tương tự. sau khi xác định chính xác vị trí của quả mìn, chiếc thuyền tự hành dưới nước trên tàu quét mìn sẽ được gửi đến vị trí cần tìm. chiếc thuyền sau khi tiếp cận sẽ đặt thiết bị nổ và trở về tàu. sau khi thiết bị phát nổ, khu vực sẽ được gỡ bỏ mìn hoàn toàn.
Nếu quả mìn không phát nổ mà nổi lên mặt nước, nó bị phá hủy bằng vũ khí trên tàu quét mìn là súng máy hạng nặng hoặc pháo cỡ nòng 30 mm. hiện nay, nhiều nước đã phát triển những phương tiện không người lái thực hiện trinh sát dưới biển. đây là những cỗ máy thông minh có thể di chuyển ở độ sâu khác nhau, vượt qua hàng ngàn dặm mà không bị phát hiện bằng thiết bị sonar truyền thống.
Hơn nữa, chúng có thể chủ động tự vệ trước sự phát hiện, nhanh chóng thay đổi độ sâu, hướng đi và tốc độ. Vài tháng trước, Mỹ và Đức đã thử nghiệm một phương tiện không người lái như vậy ở vùng biển Baltic. Để đối phó với việc này, các kỹ sư của Nga cũng đã phát triển robot dưới nước có thể được lắp đặt trên tổ hợp Alexandrit của tàu quét mìn thuộc dự án 12700. Những robot như vậy có hình dáng giống như ngư lôi cỡ nhỏ.
Thiết bị này hoạt động dưới nước và không bị ảnh hưởng bởi dòng lưu chuyển chảy sâu dưới đáy biển, nhiệt độ nước biển, cũng như mức độ đục và độ mặn. thiết bị này sẽ hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ điều kiện. nhiệm vụ chính của nó là hoạt động trinh sát (tìm kiếm phương tiện không người lái dưới nước của đối phương và dò mìn) nhưng nó cũng có thể được sử dụng cho các công việc công binh (gài mìn), có thể đóng vai trò tay súng bắn tỉa dưới nước (nó được trang bị súng bắn dưới nước có khả năng xuyên thủng vỏ mìn hoặc vỏ phương tiện không người lái của đối phương).
Trong trường hợp khẩn cấp, thiết bị này đóng vai trò “phương tiện chống mìn tự hành”, mang theo chất nổ và có thể phát nổ quả mìn hoặc phương tiện không người lái.
Con tàu đầu tiên của đội tàu thuộc dự án đóng tàu 12700 đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Baltic - hạm đội lâu đời nhất của Hải quân Nga. Việc con tàu được đưa vào thành phần của Hạm đội trên được cho là có một phần lý do từ việc trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ II, vùng Baltic, đặc biệt là Vịnh Phần Lan, đã bị gài vô số thủy lôi và bom mìn.
Cho đến nay, những quả mìn cũ vẫn là mối đe dọa nguy hiểm ở vùng biển này. Do vậy, trong số các nhiệm vụ phải làm, các thủy thủ của Hạm đội Baltic phải đảm nhận một công việc nguy hiểm là phát hiện và vô hiệu hóa di sản ch*t người từ thời Chiến tranh để lại.
Trong bối cảnh như vậy, một con tàu quét mìn hiện đại, có khả năng thực hiện công việc này một cách hiệu quả với mức độ rủi ro được kéo giảm tới mức tối thiểu đối với chính nó là rất cần thiết. sau khi con tàu đầu tiên của dự án trên được bàn giao, năm 2019, các đơn vị đóng tàu của nga tiếp tục cho ra đời thêm 2 tàu quét mìn khác thuộc dự án đóng tàu 12700 là các tàu ivan antonov và vladimir emelyanov.
Các tàu này cũng đang phục vụ trong thành phần của Hạm đội Biển Đen. Trong đó, đáng chú ý, tàu Ivan Antonov đã có những kinh nghiệm hoạt động đáng kể khi đã thực hiện các nhiệm vụ ngoài khơi Syria, tham gia cuộc tập trận chung của Nga và Syria giáng trả cuộc tấn công của những kẻ phá hoại và phá gỡ thủy lôi, bom mìn.
Chủ đề liên quan:
căn cứ hải quân hải quân PLVN robot sợi thủy tinh tàu quét mìn thân tàu Titan Truyền thông Nga vũ khí vùng biển Baltic