Tết trùng cửu hay còn gọi là tết trùng dương vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. cũng như nhiều ngày lễ, tết khác ở việt nam, ngày tết trùng cửu được bắt nguồn từ trung quốc rồi du nhập vào nước ta. thời kỳ lý – trần, nho sĩ việt nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết trùng dương.
“Năm ngoái giữa rừng không có lịch
Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”
Câu thơ trên là của một vị thiền tăng nổi tiếng của việt nam, gắn liền với một ngọn núi – núi yên tử – nơi phát tích một dòng thiền của việt nam – dòng thiền trúc lâm nổi tiếng với tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai”. bây giờ ít có nơi tổ chức tết trùng cửu và biết về một phong tục khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa cũng như đối với sức khỏe,đời sống.
Con số 9 là con số dương, lặp lại 2 lần nên gọi là Trùng Cửu.
tết trùng cửu ngụ ý sinh mệnh dài lâu, khoẻ mạnh là ngày tết tượng trưng cho sự trường thọ (寓意长寿) trong cuộc sống.
九九 [jiǔjiǔ] đồng âm với 久久 [jiǔjiǔ] (lâu dài, mãi mãi).
Tết trùng cửu còn mang ý nghĩa kính lão và hiếu thuận.
Cho nên vào ngày này mọi nguời dù có bận rộn cũng dành thời gian ở bên cha mẹ già của mình, cùng họ ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.
Người Trung Quốc có câu: Điều tốt đẹp nhất trên thế giới là con đã trưởng thành rồi, cha mẹ vẫn chưa già, để con báo hiếu cha mẹ nhiều hơn, và mong cho cha mẹ mãi mãi khoẻ mạnh.
Không phải ngẫu nhiên mà tết trùng cửu vào ngày mồng 9 tháng 9. theo quan điểm dân gian cửu (số 9) là số dương và là đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ (như cuộc đời chẳng hạn). bất cứ cái gì đạt đến số 9 là đã đạt đến đỉnh cao nhất và là tốt nhất, trân quý nhất. trong truyện sơn tinh – thủy tinh, khi thách cưới vua hùng cũng ra lễ thách cưới bao gồm:
“Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao”
Tết Trùng cửu lại lấy sự lặp của hai số 9 càng nói lên một thời điểm ở đỉnh cao nhất. Đó là tiết khí cao nhất, đẹp nhất trong mùa của một năm. Đó là sự trường thọ trong cuộc sống.
Đăng cao hay Đăng sơn có nghĩa là leo núi - Một phong tục đặc sắc trong ngày Tết Trùng Cửu
(Hình minh họa)
- tết trùng cửu còn có một cách nói khác là ‘từ thanh’, có nghĩa là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. sau ngày trùng cửu tiết trời bắt đầu sang mùa đông. điều này cũng lý giải đúng với quan điểm “cực thịnh tất suy” của cổ nhân, qua thời điểm đẹp nhất của thời tiết mùa thu trong một năm là mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn. cây cối mất đi sức sống, héo rũ, úa vàng không thích hợp để đi chơi. vì thế, tết trùng cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. nhân dịp tết trùng cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành. và phong tục “đăng sơn” hay “đăng cao” vào ngày tết trùng cửu có lẽ cũng bắt nguồn từ đó. cổ thi đã có câu: "gặp ngày trùng cửu đăng cao" là như vậy.
Hoa Cúc - Loài hoa tượng trưng của Tết Trùng Cửu
- một phong tục khác cũng được thực hiện trong ngày tết trùng cửu là ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc và đeo cành thù du. tương truyền bên trung quốc có rất nhiều điển tịch, truyền thuyết về phong tục này. nhưng truyền thuyết thì cuối cùng cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi. các nhà nghiên cứu cho rằng những câu truyện truyền thuyết của nguồn gốc các phong tục tập quán dân gian loại này, phần lớn đều có sau các phong tục dân gian. người ta không hiểu những phong tục này vì sao lại sinh ra và lưu hành, nên mới dựng ra một câu chuyện để giải thích hoặc kèm theo khi câu chuyện lưu truyền để tạo ảnh hưởng rộng rãi trong dân gian. trải qua một thời gian dài, người đời sau không còn biết, thế là giả thiết biến thành thật.
Thực tế theo các nhà nghiên cứu, tết trùng dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như tết đoan ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, mưa lất phất, trời âm u, đêm – sáng trở lạnh, trưa vẫn còn nóng. vào lúc chuyển mùa mọi vật dễ trúng độc, con người dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can (gan), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. mùi của cây thù du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn (lạnh), khử độc. qua đó có thể thấy, vào tiết này, đeo thù du, uống rượu cúc hoa rất có lợi cho sức khỏe con người. đây chính là ý nghĩa quan trọng của phong tục uống rượu cúc hoa và đeo thù du đối với con người vào mùa thu./