Than hoạt tính được tạo ra từ các vật liệu giàu carbon được đốt cháy ở nhiệt độ cao, theo Trung tâm Kiểm soát Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ.
Ví dụ, các nguyên liệu giàu carbon như gỗ, vỏ sò hay than được đốt nóng ở nhiệt độ cao, từ 600 - 900 độ C có thể tạo ra bột than. Bột than này sau đó được đốt với các nguyên liệu phụ khác như muối chloride, để tạo thành cấu trúc rỗng. Những nguyên liệu dư thừa được loại bỏ bằng giải pháp axit lỏng để thu về carbon nguyên chất (tinh khiết). Than này tiếp tục được xử lý, cho qua tiếp xúc với khí oxy hóa như hơi nước hay carbon dioxide.
Trong y khoa, than hoạt tính được sử dụng cho bệnh nhân dùng Thu*c quá liều hay bị ngộ độc, theo Cơ quan Kiểm soát Chất độc Quốc gia Hoa Kỳ. Bột than hoạt tính thường được trộn với nước hoặc chất lỏng khác rồi cho bệnh nhân uống hoặc đi vào cơ thể bằng ống thông thực quản để làm sạch đường ruột, dạ dày như một giải pháp thay thế cho súc dạ dày.
Than hoạt tính có tác dụng như bọt biển. Các phân tử độc bám vào bề mặt than hoạt tính để giảm lượng độc tố hấp thu vào cơ thể. Công dụng này tốt nhất với các chất độc có chứa phân tử hữu cơ (là các hợp chất chứa carbon và thường kết hợp với oxy, hydrogen hay nitrogen). Tùy thuộc vào loại Thu*c quá liều hay độc tố, một liều đơn than hoạt tính có thể là giải pháp điều trị hiệu quả nếu được can thiệp kịp thời.
Cơ quan này cũng khuyên rằng, người dân không nên “cố sử dụng than hoạt tính tại nhà để tự điều trị khi uống Thu*c quá liều hay khi bị nhiễm độc”. Hầu hết các than hoạt tính đều được bán ngoài thị trường nhưng chúng “không có hoạt tính” như loại được sử dụng trong phòng cấp cứu của bệnh viện và đây không phải là giải pháp tốt nhất cho bạn.
Và cũng có rất ít bằng chứng cho thấy than hoạt tính hiệu quả đối với tình trạng cholesterol cao, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu hay có thể ngăn chặn tình trạng say nặng (than hoạt tính không kết hợp với cồn) và cũng không giúp thúc đẩy làm lành vết thương - theo Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ.
Ngoài ra, cũng chưa có nghiên cứu nào khẳng định than hoạt tính có thể đóng vai trò là thành phần tẩy độc trong chế độ ăn hay và hấp thu than hoạt tính là hoàn toàn an toàn nếu bạn không bị ngộ độc.
Thật ra, sẽ có thể không an toàn nếu hấp thu than hoạt tính vào cơ thể khi không cần dùng đến nó. Một nghiên cứu năm 2007 phát hành trên tạp chí Chất lượng Thực phẩm cho thấy than hoạt tính làm mất đi các vitamin cần thiết trong nước ép táo.
Than hoạt tính cũng được tìm thấy phổ biến trong hệ thống lọc nước, mặt nạ hô hấp và máy lọc không khí. Vì có tác dụng loại bỏ chất độc khỏi cơ thể, than hoạt tính “thu hút và kết hợp với các chất độc trong nước và không khí” như: randon, các nhiên liệu, dung môi và các chất hóa học công nghiệp và phóng xạ; giúp bảo vệ chúng ta khỏi việc hít và hấp thu chúng - theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA).
Hiện nay, than hoạt tính có thể được tìm thấy tại các tiệm Thu*c và trong các sản phẩm làm đẹp, cả trong kem đánh răng.
Hầu hết các loại kem đánh răng chứa than hoạt tính đều mài mòn đáng kể men răng của chúng ta và có thể dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, dễ bị ê buốt, vàng răng do men răng bị tróc ra, nhạy cảm hơn với sâu răng - bác sĩ phẫu thuật nha Benjamin Schwartz, trường Nha khoa Touro, Đại học Y khoa New York.
Và hiện có rất ít các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tác dụng lâu dài của kem đánh răng chứa than hoạt tính. Thay vào đó, nhiều nghiên cứu lại gợi ý nguy cơ lâu dài của việc sử dụng kem đánh răng có chứa than hoạt tính.
Ngoài ra, các loại kem đánh răng chứa nhiều than hoạt tính lại không chứa fluoride và thậm chí làm giảm công dụng của fluoride - nguyên liệu quan trọng bảo vệ khỏi sâu răng.
Ngoài kem đánh răng, than hoạt tính còn có mặt phổ biến trong dầu gội đầu, mặt nạ và sản phẩm rửa mặt và được cho rằng có tác dụng giúp loại bỏ chất nhờn dư thừa và các chất bẩn khác.
Tuy vậy, than hoạt tính khá an toàn khi sử dụng theo công năng chính yếu của nó (một cách cục bộ) nhưng chưa có bằng chứng lâm sàng nào ủng hộ rằng than hoạt tính có tác dụng loại bỏ các chất độc qua mỹ phẩm, theo một nghiên cứu vừa được thực hiện trong năm nay, phát hành trên tạp chí Clinics in Dermatology.
Nhiều công ty quảng cáo sự có mặt của than hoạt tính trong sản phẩm và có tác dụng chống virus, kháng khuẩn hay chống nấm nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào xác chứng điều này.